Theo đó, cần chủ động kiểm tra, chấp thuận kế hoạch tổng hợp về ATLĐ của các nhà thầu thi công xây dựng công trình; thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ trong thi công xây dựng công trình theo quy định.
Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình để thực hiện quản lý ATLĐ và giải quyết các vấn đề phát sinh về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ sử dụng trong thi công xây dựng công trình.
Rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, nhà thầu thi công) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo ATLĐ trong thi công xây dựng công trình; kiên quyết tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình. Chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng và cấp quyết định đầu tư về chất lượng công trình, ATLĐ trong thi công xây dựng công trình do mình được giao làm chủ đầu tư, chủ sở hữu theo quy định.
Đối với nhà thầu thi công xây dựng, tổ chức lập kế hoạch tổng hợp về ATLĐ trước khi thi công xây dựng công trình; tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất ATLĐ cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng. Đối với các công trường nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa, công trình xây dựng theo tuyến phải xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng, Quy chuẩn kỹ thuật và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, trong đó có biện pháp kỹ thuật an toàn đối với hố đào sâu (hố cọc, mỏng…) đang thi công để tránh người bị rơi ngã, tai nạn. Lưu ý tăng cường công tác quản lý công trường trong giai đoạn nghỉ, dừng thi công, đặc biệt trong các kỳ nghỉ dài vào các ngày Lễ, Tết.
Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về ATLĐ đối với người lao động; quản lý số lượng người lao động; bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn phù hợp với quy mô, mức độ rủi ro xảy ra tai nạn lao động của công trường theo quy định. Đối với các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thì người lao động phải được cấp Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động.
Minh Hảo
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More