Xã hội

Ra mắt sản phẩm “Cho vay khẩn cấp” trên App Hướng Công-Công đoàn Hải Phòng

Nhằm tạo cơ hội để đoàn viên, CNVCLĐ được tiếp cận nhiều hơn với các sản phẩm của Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo. Hỗ trợ đoàn viên, CNVCLĐ được vay một khoản kinh phí nhỏ để giải quyết những nhu cầu tiêu dùng hợp pháp, cấp bách của gia đình trong thời gian ngắn.

Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng ra mắt sản phẩm “Vay khẩn cấp”, đổi mới quy trình cho vay, giảm thiểu tối đa các thủ tục để đoàn viên, CNVCLĐ dễ tiếp cập với sản phẩm tín dụng chính thống, góp phần hạn chế vấn nạn “Tín dụng đen”. Bên cạnh đó, tạo ra sự gắn kết giữa các đoàn viên, CNVCLĐ và tổ chức công đoàn, thực hiện tốt chức năng chăm lo lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.

Mục đích vay : Đóng tiền học, khám chữa bệnh, lo việc hiếu hỉ, trả phí cho các dịch vụ phục vụ sinh hoạt của gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng con, bản thân), xử lý hậu quả của thiên tai dịch bệnh, mua vật dụng, làm kinh tế, cải thiện nhà ở.

Mức vay tối thiểu: 2.000.000đ; tối đa 60% lương đóng BHXH.

Lãi suất 6,6%/năm (tính lãi theo số ngày vay).

Thời gian vay trong vòng 1 tháng (không giới hạn lần vay sau khi đã thanh toán xong khoản vay trước đó).

Về quy trình thực hiện thủ tục vay vốn.

Quy trình cho vay khẩn cấp trước đây có mất nhiều thời gian cho KH và Quỹ trợ vốn khi KH phải đăng ký nhu cầu vay vốn, chuẩn bị hồ sơ qua hồ sơ giấy cũng như luân chuyển toàn bộ hồ sơ giấy về Quỹ để thẩm định, xử lý… có thể trong quy trình này phát sinh nhầm lẫn dẫn đến phải làm lại hồ sơ rất mất thời gian của KH. Đến bây giờ với ứng dụng App “Hướng Công” quy trình cho vay khẩn cấp đã bằng hình thức Online đơn giản nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng, tốn ít thời gian, thủ tục nhanh gọn linh hoạt có thể đăng ký vay vốn 24/7 và giải ngân trong vòng 8 tiếng làm việc để phục vụ khách hàng.

Điều kiện bắt buộc để đoàn viên được vay vốn từ sản phẩm cho vay khẩn cấp:

Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Liên đoàn Lao động thành phố ký “Thỏa thuận hợp” tác với lãnh đạo đơn vị CĐCS, CĐCTTT (Quỹ trợ vốn sẽ thực hiện cấp Tài khoản phê duyệt vay vốn khẩn cấp cho CĐCS, CĐCTTT).

Những đoàn viên đủ điều kiện vay vốn sẽ phải tải App Hướng công Công đoàn trên Appstore đối với nền tảng IOS hoặc CH Play đối với nền tảng Android và thực hiện các bước vay vốn như sau:

Bước 1: Đoàn viên vào chọn mục “Vay vốn” điền đầy đủ thông tin cá nhân và đăng ký vay khẩn cấp.

Bước 2: Công đoàn cơ sở tiến hành kiểm tra phê duyệt trên App: Nếu từ chối, trả về người lao động đăng ký lại. Nếu đồng ý, đơn của người lao động sẽ chuyển lên cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để duyệt.

Bước 3: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tiến hành kiểm tra phê duyệt trên App: Nếu từ chối, trả về người lao động đăng ký lại. Nếu đồng ý, đơn của người lao động sẽ chuyển lên cho quỹ trợ vốn.

Bước 4: Quỹ trợ vốn tiến hành xác nhận yêu cầu vay vốn: Nếu từ chối, trả về người lao động đăng ký lại. Nếu đồng ý, đơn của người lao động sẽ chuyển trạng thái đợi người lao động xác nhận.

Bước 5: Đoàn viên yêu cầu xác nhận vay vốn.

Bước 6: Quỹ trợ vốn tiếp nhận yêu cầu vay vốn đã được người lao động xác nhận; Quỹ tiến hành công tác giải ngân và theo dõi thu hồi.

HAT

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Cứu sống cụ ông 103 tuổi suy tim nặng kèm nhiều bệnh lý nền

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng-Vĩnh Bảo, đơn vị vừa…

22/08/2024

Phá đường dây lừa đảo và rửa tiền xuyên quốc gia

Cơ quan công an vừa triệt phá một đường dây lừa đảo, rửa tiền xuyên…

22/08/2024

Hội thảo tham gia ý kiến đối với Đề án thu hút và trọng dụng nhân tài thành phố Hải Phòng

Sáng 22/8, UBND thành phố tổ chức Hội thảo tham gia ý kiến đối với…

22/08/2024

Năm học 2023-2024, chất lượng Giáo dục của thành phố đạt nhiều kết quả nổi bật và toàn diện

Sáng 22/8, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết năm…

22/08/2024

Triển khai tập huấn cách sử dụng vốn vay hiệu quả để khởi nghiệp cho 1.200 cán bộ, hội viên phụ nữ

Sáng 22/8, tại hội trường Trung tâm Chính trị - Hành chính quận Ngô Quyền,…

22/08/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More