Kinh tế

Nguồn cung hàng hóa thiết yếu vẫn được bảo đảm ổn định sau cơn bão số 3

Theo thông tin từ Sở Công Thương, sáng 11/9, trên địa bàn thành phố có mưa lớn, nhiều tuyến đường thành phố bị ngập nước, tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố diễn ra bình thường.

Tại các chợ, những mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau củ quả có nguồn cung đủ đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, giá cả không quá biến động (tăng 5-10% so với ngày thường).

Người dân mua sắm hàng hóa tại hệ thống siêu thị Winmart trên địa bàn thành phố.

Tại các siêu thị, nguồn cung hàng hóa tăng 80-100% (chủ yếu đối với các mặt hàng thiết yếu). Do tâm lý lo ngại mưa lũ, sạt lở tại các tỉnh phía Bắc kéo dài, ngay từ chiều 10/9, khách hàng vào mua sắm tại các siêu thị tăng đột biến (tăng trên 150-170% so với ngày thường), người dân xếp hàng dài mua nhu yếu phẩm như thịt, cá, rau xanh, các loại đồ ăn sẵn, bánh mỳ, lương khô, sữa, nước… Tuy nhiên giá cả hàng hóa tại các siêu thị vẫn ổn định so với ngày thường, không có tăng giá các mặt hàng, lượng hàng bán ra tăng mạnh từ 50-80% so với ngày thường, nguồn cung hàng hóa dồi dào, phong phú.

Cũng theo số liệu phân tích, đánh giá của Sở Công Thương, sau cơn bão số 3, giá cả hàng hóa tại các chợ tăng ở hầu hết mặt hàng thiết yếu: Gạo, mỳ, lương khô, bún miến, bánh đa tăng 2-5%, dầu ăn, đường sữa, trứng tăng 3-6%, các mặt hàng rau xanh, rau củ tăng 15-20%; các mặt hàng thịt, thủy hải sản tăng 8-15%…

Tại các cửa hàng bán lẻ xăng, dầu trên địa bàn thành phố, trước thời điểm cơn bão số 3 đổ bộ, các cửa hàng bán lẻ xăng, dầu chủ động nguồn cung hàng hóa và có phương án bảo đảm an toàn, tuy nhiên, do cơn bão quá mạnh, trên 85% số cửa hàng bán lẻ xăng, dầu bị ảnh hưởng (bị tốc mái, mất biển hiệu, biển quảng cáo, biển giá, có cửa hàng xăng, dầu bị nghiêng cột bơm, hỏng hệ thống thu lôi, chống sét…) Tính đến sáng 11/9, gần 250 cửa hàng xăng, dầu hoạt động trở lại (trừ cửa hàng xăng dầu VIPCO đã báo cáo và được Sở Công Thương đồng ý, cho phép tạm dừng sửa chữa đến hết ngày 12/9/2024). Trên địa bàn huyện Cát Hải hiện chưa có điện lên nhu cầu mua nhiên liệu dầu tăng cao, gấp 6-8 lần so với ngày thường, tuy nhiên không có hiện tượng thiếu hàng, đứt gãy nguồn cung.

Theo phương án dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố năm 2024, hiện Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị xây dựng phương án dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2024. Trong đó gạo tẻ dữ trữ 267,7 tấn, mỳ ăn liền, bánh đa ăn liền các loại… là 70.630 thùng, đường trắng 25,4 tấn, nước uống đóng chai 0,5 lít 10.830 thùng, lương khô 1.450 thùng… Ngày 10/9, Sở cũng có có Công văn số 3400/SCT-QLTM đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, siêu thị trên địa bàn phải bảo đảm duy trì cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, LPG, dịch vụ điện, nước… để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến đối với các mặt hàng thiết yếu.

Tin và ảnh: Lê Hiệp

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Tin khác

87 hộ dân tại chung cư A7, A8 phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền bốc thăm về nơi ở tạm cư

Chiều 11/9, UBND quận Ngô Quyền phối hợp với Sở Xây dựng và Công ty TNHH MTV…

11/09/2024

Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ thành phố Hải Phòng 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả Bão số 3

Chiều 11/9, Đoàn công tác tỉnh Quảng Nam do đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Phó…

11/09/2024

Hội nghị cung cấp thông tin Báo chí tuần 37 năm 2024

Chiều 11/9, Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin…

11/09/2024

Hải Phòng di dời hơn 100 người dân ven sông Lạch Tray

Trong 2 ngày 10-11.9, Công an quận Lê Chân (Hải Phòng) hỗ trợ đưa hơn…

11/09/2024

Trung Quốc không xả lũ thượng nguồn sông Hồng, giảm xả đập thủy điện Ma Lù Thàng

Sau các trao đổi của Việt Nam, cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ giảm…

11/09/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More