Xuất nhập khẩu 9 tháng: Nhiều điểm nhấn, không ít cảnh báo

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 9 tháng năm 2019 có nhiều điểm nhấn. Song, bên cạnh đó cũng có một số điểm cần cảnh báo về các mặt xuất khẩu, nhập khẩu và xuất siêu.

Xuất siêu tác động về nhiều mặt

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, mức xuất siêu trong 9 tháng năm 2019 khá cao so với cùng kỳ năm trước (7,145 tỷ USD), cao hơn so với báo cáo ước tính của Tổng cục Thống kê (5,873 tỷ USD). Tỷ lệ xuất siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng qua đạt 3,7%.

Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) xuất siêu lớn hơn cùng kỳ năm trước cả về quy mô tuyệt đối (26,053 tỷ USD so với 24,594 tỷ USD), cả về tỷ lệ xuất siêu (19,3% so với 19,2%).

Khu vực kinh tế trong nước tuy vẫn còn nhập siêu và mức nhập siêu cao hơn cùng kỳ năm trước (18,9 tỷ USD so với 17,99 tỷ USD), nhưng tỷ lệ nhập siêu đã giảm (31,6% so với 35,2%).

Từ kết quả 9 tháng, có thể kỳ vọng cả năm nay sẽ xuất siêu. Nếu xuất khẩu và nhập khẩu trong những tháng cuối năm cũng tăng, cả năm 2019 xuất khẩu sẽ đạt 7,4 tỷ USD, tỷ lệ xuất siêu so với xuất khẩu đạt 2,8%. Như vậy, xuất siêu năm 2019 đạt được 3 sự vượt trội đó là có quy mô lớn hơn năm trước (7,4 tỷ USD so với 6,8 tỷ USD); Đảo ngược so với kế hoạch năm (tỷ lệ xuất siêu là 2,8% so với tỷ lệ nhập siêu 3%); Năm 2019 là năm thứ 4 liên tục xuất siêu và có quy mô lớn nhất (4,5 tỷ USD so với 1,04 tỷ USD/năm),

Thực tế, xuất siêu có tác động về nhiều mặt. Xuất siêu làm cho cán cân thương mại đạt thặng dư, góp phần làm cho cán cân thanh toán tổng hợp đạt thặng dư, góp phần làm cho dự trữ ngoại hối đạt mức cao, góp phần làm cho an toàn tài chính của quốc gia tăng. Dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục góp phần ổn định tỷ giá.

Tỷ giá ổn định góp phần ổn định thị trường, tác động quan trọng đến tâm lý găm giữ ngoại tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, góp phần làm cho chênh lệch giữa giá vàng ở trong nước so với giá vàng thế giới giảm thiểu (từ cao hơn tới 5 – 6 triệu đồng/lượng, đã giảm xuống còn một vài trăm nghìn đồng/lượng, thậm chí còn thấp hơn giá thế giới).

Xuất siêu còn có tác động chuyển tư duy từ “trọng cầu” sang “trọng cung”, góp phần làm cho tăng trưởng GDP trong năm 2018 đạt 7,08%, trong 9 tháng 2019 đạt 6,98%, tạo tiền đề cho tăng trưởng 2019 có thể vượt mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (6,6 – 6,8%).

28 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD

Để có được kết quả trên, trước hết do xuất khẩu đạt được nhiều sự vượt trội. Mới qua 9 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã lớn hơn mức cả năm 2016 (176,6 tỷ USD). Khu vực có vốn ĐTNN xuất siêu lớn và tăng cả về quy mô tuyệt đối, cả về tỷ lệ xuất siêu so với kim ngạch xuất khẩu của khu vực này. Khu vực kinh tế trong nước đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao lên tới 16,7%, cao gấp đôi tốc độ tăng chung và cao gấp 3 lần tốc độ tăng của khu vực có vốn ĐTNN.

Tăng trưởng đạt được ở nhiều mặt hàng, cụ thể: Có 28 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 mặt hàng đạt trên 5 tỷ USD, đặc biệt có 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD (điện thoại 38,8 tỷ USD, máy tính 25,6 tỷ USD, dệt may 13,3 tỷ USD, máy móc 13 tỷ USD).

Có 26 tỉnh, TP đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 9 địa phương đạt trên 5 tỷ USD, đặc biệt có 7 tỉnh, TP đạt trên 10 tỷ USD (TP Hồ Chí Minh 31 tỷ, Bắc Ninh 24,7 tỷ, Thái Nguyên 22,3 tỷ, Bình Dương 18,4 tỷ, Đồng Nai 14,3 tỷ, Hà Nội 12 tỷ, Hải Phòng 10 tỷ). T

Tăng trưởng đạt được ở nhiều thị trường, có 48 thị trường tăng, trong đó những thị trường có mức tăng lớn trên 500 triệu USD như: Mỹ, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Đài Loan, Canada… Có 6 thị trường đạt trên 5 tỷ USD gồm: Mỹ 44,65 tỷ, Trung Quốc 28,25 tỷ, Nhật Bản 14,98 tỷ, Hàn Quốc 14,8 tỷ, Ấn Độ 5,33 tỷ, Hong Kong 5,19 tỷ.

Bên cạnh những kết quả tích cực, về xuất khẩu, xuất siêu cũng còn có những hạn chế bất cập và đứng trước những thách thức không nhỏ. Xuất khẩu nông, thủy sản tăng rất thấp, nhiều loại trong ngành này bị giảm; một số mặt hàng khác tăng thấp. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn rất thấp.

Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng lên, nhưng tính gia công lắp ráp còn nặng, không những tác động xấu đến thực thu ngoại tệ, đến nhập khẩu. Cần rà soát kỹ để tránh “tiêu thụ giùm”, “xuất khẩu hộ”, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung còn bất định.

Cần chủ động, linh hoạt trước việc nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm giá đồng nội tệ của những nền kinh tế lớn và là đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Rà soát để hạn chế nhập siêu lớn từ Trung Quốc và xuất siêu lớn vào Mỹ.

Nguồn. Kinh tế & Đô thị

Tin khác

Hơn 2.000 tỷ đồng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN Nam Tràng Cát (Hải Phòng)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 101/QĐ-TTg chủ trương đầu…

15/01/2025

Đồng chí Bí thư Thành uỷ Lê Tiến Châu thăm, chúc Tết gia đình chính sách

Chiều 14/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

14/01/2025

Năm 2025, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên, thúc đẩy chuyển đổi số

Chiều 14/1, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị đánh giá kết…

14/01/2025

Tích cực tham mưu, đề xuất thành phố thực hiện các chính sách đặc thù về an sinh xã hội

Chiều 14/1, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết…

14/01/2025

Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tràng Duệ 3 (Hải Phòng)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 14/1/2025 chủ trương…

14/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More