Print Thứ Hai, 27/05/2019 09:53

Gần đây, các doanh nghiệp (DK) kinh doanh vận tải khách tiếp tục “kêu trời” về tình trạng “xe dù, bến cóc”. Trước tình hình trên, lực lượng Thanh tra giao thông – Sở Giao thông vận tải đã mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh hoạt động vận tải khách trên địa bàn. Báo ANHP có cuộc phỏng vấn ông Trần Văn Thanh, Phó chánh Thanh tra giao thông vận tải (GTVT)về vấn đề này.

Xe khách chạy “dù” bị lực lượng Thanh tra GTVT kiểm tra, xử lý

PV: Trước tiên, xin ông cho biết, sau hàng loạt kiến nghị của DN kinh doanh vận tải, Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đã có chỉ đạo gì?

 Ông Trần Văn Thanh: Sau khi các DN kinh doan vận tải trên địa bàn thành phố phản về hiện tượng “xe dù, bến cóc” hoạt động trên địa bàn thành phố, đặc biệt là tình trạng xe hợp đồng từ 3h sáng chở khách trên các tuyến Hải Phòng – Hà Nội và ngược lại , Tổng cục đường bộ có Công văn số 1597/TCĐBVN-PCTT ngày 19-3-2019; Bộ Giao thông vận tải có Công văn số 2669/BGTVT-VT ngày 22-3-2019 và Sở Giao thông vận tải Hải Phòng cũng ra Công văn số 944/SGTVT-QLVT ngày 29-3-2019 yêu cầu Thanh tra giao thông vận tải kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng trên.  

Theo đó, với chức năng được giao Chánh Thanh tra GTVT Hải Phòng đã xây dựng và triển khai Kế hoạch số 35/KH-TTSGTVT ngày 27-3-2019 về việc thanh tra, kiểm tra TTATGT trên địa bàn thành phố và Kế hoạch số 38/KH-TTSGTVT ngày 9-4-2019, Kế hoạch số 42/KH-TTSGTVT ngày 16—4-2019 kiểm tra xử lý các phương tiện vi phạm quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn các huyện Tiên Lãng, An Lão, Vĩnh Bảo và các quận Kiến An, Đồ Sơn thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng.

 

PV:Vậy, kết quả kiểm tra “xe dù, bến cóc” theo phản ánh của DN kinh doanh vận tải như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Văn Thanh: Trên cơ sở danh sách xe ô tô vi phạm do các DN kinh doanh vận cung cấp  (gửi kèm theo đơn), Thanh tra GTVT Hải Phòng đã rà soát và xác định biện pháp không kiểm tra tại DN và các hộ kinh doanh cá thể (vì Thanh tra đã thực hiện kiểm tra các doanh nghiệp và đã có báo cáo kết quả số 36/BC-TTSGTVT ngày 24-9-2018) mà chỉ kiểm tra chỉ tiến hành kiểm tra trực tiếp tại hiện trường.

 Với cách làm đó, Thanh tra GTVT đã bố trí lực lượng, theo dõi giờ xe chạy trong khung thời gian nhất định phương tiện vi phạm hoạt động. Kết quả, từ ngày 9-4 đến ngày 26-4, Đoàn công tác của Thanh tra giao thông (có sự tham gia của các cơ quan báo chí, truyền hình của thành phố) đã tiến hành kiểm tra đối với 27 xe ô tô chở khách được cấp phù hiệu “Xe chạy hợp đồng” hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Theo đó, 12 xe ô tô khách hợp đồng có đầy đủ giấy tờ và thực hiện đúng quy định về xe hợp đồng đang chở công nhân, đang phục vụ đám cưới, và chở khách đi tham quan du lịch. Có, 9 xe hợp đồng đang chở khách và cũng có đầy đủ giấy tờ nhưng không thuộc quản lý của Sở GTVT Hải Phòng nên không trích xuất được dữ liệu, không kiểm tra được việc xác báo hợp đồng theo quy định. Có 6 xe hợp đồng chở khách vi phạm lỗi “Không xác báo hợp đồng với Sở Giao thông vận tải” gồm các xe ô tô khách mang BKS: 15B-03807, 15B-00126, 15B-03577, 15B-03156, 15B-00669 và 15B-01556.

Thanh tra GTVT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 6 trường hợp nêu trên với số tiền phạt theo lỗi là 15 triệu đồng và tước phù hiệu “Xe chạy hợp đồng” thời gian là 2 tháng theo quy định.

Xe ô tô được cấp phù hiệu “Xe hợp đồng” vi phạm chở khách trên tuyến cố định

PV: Theo các DN kinh doanh vận tải phản án, tình trạng “xe dù, bến cóc” phức tạp, kéo dài. Vậy đâu là khó khăn vướng mắc trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm?

Ồng Trần Văn Thanh: Quá trình lực lượng Thanh tra GTVT thực hiện việc thanh, kiểm tra đối với các xe hợp đồng luôn gặp những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Cụ thể, có rất nhiều trường hợp khi lực lượng chức năng ra hiệu lệnh dừng xe thì lái xe cố tình quay đầu xe bỏ chạy (như các xe BKS 15B-02306, 15B-02016, 15B-02878,….), Đây là hành vi rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông; nguy hiểm đến tính mạng của cán bộ, thanh tra viên thực thi công vụ. Đặc biệt là các phương tiện chủ yếu hoạt động vào ban đêm nên không thể xử lý triệt để. Có hiện tượng xe hợp đồng đưa vào khai thác tuyến, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu đi lại một số điểm cố định của người dân vì vậy lực lượng chức năng khó xác định được hành vi vi phạm trong quá trình đón khách của các xe hợp đồng,  khó khăn cho công tác xử lý vi phạm.

Tình trạng xe ô tô chở khách hợp đồng nhưng không đăng ký phù hiệu tại Sở GTVT Hải Phòng, không có nghĩa vụ phải xác báo việc thực hiện hợp đồng tại Sở GTVT Hải Phòng, lực lượng Thanh tra giao thông rất khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý vi phạm. Ngoài ra,theo phản ánh, các xe này đăng ký chạy hợp đồng chạy thường xuyên trên các tuyến đường cố định từ Tiên Lãng, An Lão, Vĩnh Bảo, q.Kiến An, Đồ Sơn – TP Hải Phòng đến Hà Nội nhưng việc có xác báo về việc thực hiện hợp đồng vận tải đối với Sở GTVT thông qua nghiệp vụ thuộc Sở Giao thông vận tải chưa được theo dõi, giám sát chặt chẽ. Có hiện tượng dùng xe hợp đồng chạy tuyến cố định, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, không đảm bảo quản lý của cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa Phòng Quản lý vận tải (Sở Giao thông vận tải) và Thanh tra GTVT trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm chưa hiệu quả. Ví dụ, việc từ chối xác nhận DN không thực hiện việc xác báo hợp đồng vào biên bản vi phạm hành chính (chỉ xác nhận bằng miệng), rất khó để xử lý triệt để.

 PV: Xin cảm ơn ông!

Đoàn Lanh thực hiện

Nguồn. ANHP

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Xử lý nghiêm tình trạng “xe dù, bến cóc”,  lập lại trật tự vận tải khách trên tuyến cố định
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác