Công điện yêu cầu, Chủ tịch UBND các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn; đặc biệt tại các đầu mối giao thông, bến phà, bến đò,… tiếp giáp với các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, nhằm kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm vào thành phố. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lâu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của Chi cục Thú y/Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố nơi xuất phát.
Khẩn trương hoàn thành kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm thành phố giao; tổ chức tuyên truyền đến tận cơ sở, hộ chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cẩm về sự nguy hiểm của bệnh Cúm gia cầm và tác hại khi buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cung ứng kịp thời vắc xin tiêm phòng bệnh Cúm gia cầm tới các địa phương theo kế hoạch thành phố giao. Tiếp tục triển khai kế hoạch giám sát chủ động, lấy mẫu gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh Cúm gia cầm; gia cầm tại các địa bàn có nguy cơ cao, cơ sở buôn bán, tập kết gia cầm, cơ sở giết mổ… Thường xuyên thanh, kiểm tra hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm trên địa bàn thành phố; phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Cục Hải quan Hải Phòng, Ban Chỉ đạo 389 thành phố tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào địa bàn thành phố; phối hợp chính quyền địa phương kịp thời bắt giữ và xử lý nghiêm các vụ nhập khẩu trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Cục Quản lý thị trường Hải Phòng tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép vào địa bàn thành phố; kinh doanh trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc trên thị trường.
Thời gian gần đây tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp tại các địa phương có chung biên giới với các nước; nguy cơ xâm nhiễm các chủng vi rút Cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác từ nước ngoài vào nước ta, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm và sức khỏe người dân. Tại thành phố Hải Phòng, tính đến nay đã qua 18 tháng bệnh Cúm gia cầm được khống chế. Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm đợt 1 năm 2023 (đến 09/6/2023) đạt 73,99% so với kế hoạch (3.621.900/4.895.100 liều). Tuy nhiên, hiện nay tổng đàn gia cầm chăn nuôi tăng, trong khi điều kiện thời tiết chuyển nắng nóng kéo dài làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, nguy cơ cao dịch Cúm gia cầm phát sinh, lây lan gây tác hại cho sản xuất chăn nuôi và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.
Trâm Bầu
Tài liệu đính kèm: Công điện số 02/CĐ-CT
Chiều 14/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 14/1/2025 chủ trương…
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 14/1, đồng chí Phạm Văn…
Hồi 16h30' ngày 13/1/2025, Công an thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nhận…
Chiều 13/1, tại Khách sạn Điện lực (quận Đồ Sơn), Công ty TNHH MTV Điện…
Chiều 13-1, tại UBND quận Hải An, Hội Chữ thập đỏ thành phố phối hợp…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More