Xử lý các thông tin sai sự thật, gây hoang mang về dịch tả lợn

Khi bệnh dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu lan rộng, đã có nhiều trang fanpage, trang Facebook cá nhân đưa thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tại Hà Nội.

Nhân viên thú y rắc vôi bột khử trùng nơi tiêu hủy lợn bệnh theo quy định ở thôn An Chiêng, xã Liên Phương, TP Hưng Yên. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Trước tình trạng một số tài khoản trên mạng xã hội (Facebook) đăng tải thông tin không chính xác về bệnh dịch tả lợn châu Phi gây hoang mang cho người dân, ảnh hưởng đến người chăn nuôi cũng như ngành chăn nuôi, ngày 8/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản số 1669/BNN-VP do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý thông tin đăng tải không chính xác về dịch tả lợn châu Phi.

Theo văn bản này, để việc phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đạt hiệu quả, đúng yêu cầu, vừa bảo vệ sản xuất, vừa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thịt lợn an toàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những thông tin đăng tải sai sự thật để tránh gây hoang mang trong xã hội; tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi và các biện pháp phòng chống dịch theo Chi thị 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trước đó, khi bệnh dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu lan rộng, đã có nhiều trang fanpage, trang Facebook cá nhân như Đầm Bầu Thời Trang Mami; Trang Thao Mandy… đã đưa thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi tẩy chay thịt lợn vì có thể lây sang người.

Thậm chí, tài khoản Facebook Trang Thao Mandy còn đưa hình ảnh có hai bệnh nhân bị xuất huyết dưới da và kêu gọi mọi người tẩy chay thịt lợn vì đã có người tử vong vì dịch tả lợn châu Phi.

Theo thông tin cập nhật từ Cục Thú y, tính đến 17h ngày 7/3/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 560 hộ, 210 thôn, 84 xã, 27 huyện của 10 tỉnh, thành phố gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên và Thái Nguyên.

Hiện cơ quan thú y đang phối hợp cùng các địa phương triển khai nhiều biện pháp dập dịch, không để lây lan diện rộng./.

Trung Thành (TTXVN/Vietnam+)

Nguồn. Vietnam+

Nguồn tin: VietnamPlus

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More