Xem xét tăng số giờ làm thêm trong 1 tháng của người lao động

Chiều 10.3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.

Tăng số giờ làm thêm trong 1 tháng, đáp ứng yêu cầu cấp bách

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, giải pháp để kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh, hồi phục và tạo đà phát triển trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: QH.

Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tăng số giờ làm thêm trong 1 tháng của người lao động và số giờ làm thêm trong 1 năm của người lao động và được áp dụng cho tất cả các ngành, nghề, công việc.

Thời gian thực hiện từ ngày ký đến thời điểm các biện pháp quy định tại điểm 3 của Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28.7.2021 tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV hết hiệu lực thi hành. Nội dung quy định tại dự thảo Nghị quyết là khác so với Bộ luật Lao động năm 2019. Theo quy định pháp luật hiện hành, việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật Lao động thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đặc biệt, đáp ứng yêu cầu cấp bách, đồng thời để việc triển khai chính sách hỗ trợ được tiến hành trong thời gian sớm nhất, kịp thời hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội căn cứ Nghị quyết số 30/2021/QH15 xem xét, quyết định thông qua.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nêu ra việc bảo đảm sức khỏe, an toàn lao động cho người lao động. Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát các đối tượng và rà soát các ngành, nghề, công việc, trường hợp khác. Việc tăng mức trần thời giờ làm thêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, không đáp ứng được yêu cầu làm việc… để quy định (theo hướng loại trừ) các đối tượng không áp dụng mức trần không qua giờ làm thêm trong năm hiện được pháp luật quy định.

Thường trực Ủy ban Xã hội cũng đề nghị chỉ nâng mức trần thời gian làm thêm theo tháng lên 150%. Đồng thời, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, quy định về việc giới hạn số tháng liên tục được áp dụng mức trần tối đa (2 hoặc 3 tháng).

Thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, căn cứ vào yêu cầu công việc, sức khỏe của người lao động, điều kiện của người lao động, việc tăng số giờ làm thêm trong 1 tháng, 1 năm của người lao động phải thỏa mãn các yêu cầu là thỏa thuận bình đẳng, công khai, không được áp đặt; bảo đảm sức khỏe lâu dài cho người lao động và người lao động phải được trả công xứng đáng theo thỏa thuận.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng bày tỏ đồng tình với việc tăng số giờ làm thêm lên một tháng nhưng phải được sự đồng ý của người lao động, đồng thời cần có chế độ tiền lương tương xứng với thời gian làm thêm kéo dài thêm. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho rằng tăng số giờ làm thêm một năm nhưng không áp dụng với toàn bộ các ngành, nghề.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật cho biết, Tổng Liên đoàn đồng tình với việc mở rộng giới hạn giờ làm thêm trong tháng cần được xem xét để bảo đảm với sức khoẻ của người lao động. Người lao động không chỉ cố gắng trong một năm mà là điều kiện lâu dài.

Do đó, kiến nghị Thường vụ Quốc hội xem xét chỉ nâng mức trần thời gian làm thêm theo tháng lên 150%. Đồng thời đề nghị không áp dụng chính sách đối với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, công việc nặng nhọc, độc hại…

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Cho ý kiến sơ bộ về nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đa số các ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với cần thiết của việc thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động nhưng phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động.

Đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến, phối hợp xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét vào đợt 2 của phiên họp.

Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động hiện hành thì người sử dụng lao động được phép thỏa thuận với người lao động làm thêm không quá 40 giờ/tháng, đồng thời một số ngành, nghề, công việc (như dệt may, da, giày, chế biến thủy hải sản…) được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm.

Phạm Đông

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng

Bộ Chính trị đã có quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí…

18/07/2024

Thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí…

18/07/2024

2 công nhân Hải Phòng được hỗ trợ xây nhà Mái ấm Công đoàn

Sáng 18.7, Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng trao kinh phí hỗ trợ xây nhà…

18/07/2024

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà các gia đình chính sách huyện Thuỷ Nguyên

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7), chiều 17/7, Chủ tịch Quốc…

17/07/2024

Hiệu quả mô hình đào tạo kỹ năng sống cho thanh thiếu nhi trên địa bàn thành phố trong dịp hè

Nghỉ hè là khoảng thời gian lý tưởng để phụ huynh đăng ký cho con…

17/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More