Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố bản báo cáo dài 120 trang, đánh giá các khả năng phát sinh bệnh theo một số giả thuyết chính, nhưng không đưa ra kết luận chắc chắn nào.
Theo đó, báo cáo nhận định “có khả năng hoặc rất có khả năng” bệnh lây qua một vật chủ trung gian; “có khả năng” bệnh lây truyền từ các chuỗi thực phẩm đông lạnh; tuy nhiên “cực kỳ ít khả năng” bệnh phát sinh từ một sự cố phòng thí nghiệm.
Theo báo cáo, các loại virus tương tự SARS-CoV-2 đã được tìm thấy ở các loài dơi và tê tê, nhưng chưa xác định được vật chủ trung gian truyền virus này sang người. Các loài chồn và mèo – từng được biết đến là những loài dễ nhiễm bệnh – có thể cũng là vật chủ trung gian.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus nhấn mạnh: “Tất cả các giả thuyết trên vẫn để ngỏ“. Ông Tedros Ghebreyesus nói thêm: “Mặc dù nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng rất ít khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, song điều này đòi hỏi phải được điều tra thêm, đặc biệt cần thêm sự vào cuộc của giới chuyên gia”. Người đứng đầu WHO hoan nghênh báo cáo trên, cho rằng báo cáo “góp phần đáng kể nâng cao hiểu biết” về đại dịch COVID-19.
Nhóm nghiên cứu gồm 34 chuyên gia của WHO và Trung Quốc đã phối hợp tiến hành nghiên cứu trong 28 ngày, từ 14/1 – 10/2, tại thành phố Vũ Hán (Wuhan) của Trung Quốc để đánh giá các khả năng phát sinh virus SARS-CoV-2.
Các chuyên gia đã đưa ra một loạt khuyến nghị cho các nghiên cứu trong tương lai: phát triển cơ sở dữ liệu thông tin toàn diện, tiến hành nghiên cứu sâu, mang tính hệ thống về các trường hợp dịch bệnh trước đây và các vật chủ có thể làm lây lan dịch bệnh, đồng thời phân tích khả năng dây chuyền thực phẩm đông lạnh làm lây lan virus phát sinh dịch bệnh.
Báo cáo trên được cho là đã bác bỏ giả thuyết mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đưa ra cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể phát tán từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc ở Vũ Hán.
Trung Quốc hoan nghênh báo cáo, đồng thời cho rằng nghiên cứu chung của Trung Quốc và WHO sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hợp tác toàn cầu truy tìm nguồn gốc bệnh COVID-19. Tuy nhiên, 14 nước, trong đó có Nhật Bản, Mỹ, Australia, Anh, Canada và Hàn Quốc, bày tỏ quan ngại, cho rằng nghiên cứu này bị trì hoãn và không được truy cập đầy đủ các dữ liệu gốc hoàn chỉnh.
Theo hãng thông tấn Kyodo, trong một tuyên bố chung, 14 quốc gia trên kêu gọi “một quy trình nhanh, hiệu quả, minh bạch, trên cơ sở khoa học và độc lập” để đưa ra những đánh giá quốc tế trong trường hợp bùng phát các đại dịch trong tương lai./.
Phương Hoa/TTXVN
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More