Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hội tủ đủ yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”

Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh của cả nước, có hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ là kết quả của việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển.

Hôm nay (25/6), tại Hưng Yên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sự kiện mới nhất trong chuỗi các hội nghị mang tính chất liên vùng.

Yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” hết sức rõ ràng

Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc) là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh của cả nước. Diện tích tự nhiên khoảng 15.591 km2 (chiếm 4,7% cả nước); quy mô dân số 16,14 triệu người (chiếm 17% cả nước). Quy mô kinh tế của Vùng đứng thứ 2 cả nước, chiếm gần 32% GDP của cả nước, thu ngân sách chiếm trên 31%, xuất khẩu hàng năm chiếm trên 30%.

Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ là kết quả của việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là theo hình thức đối tác công tư PPP, góp phần tăng cường thúc đẩy liên kết các địa phương trong vùng và các địa phương lân cận tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội, như: các tuyến cao tốc (Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – cầu Giẽ – Ninh Bình, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, Hạ Long – Hải Phòng); đường hàng không trong nước và quốc tế (Sân bay Nội Bài, Sân bay Cát Bi, Sân bay Vân Đồn); các cảng biển quan trọng (Cảng Quốc tế tại Lạch Huyện, Cảng Cái Lân). Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển và là đầu mối kết nối vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các vùng kinh tế trong nước, khu vực và thế giới.

Tại Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã xác định: “Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ỉà trung tâm chỉnh trị, kỉnh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của cả nước; Là tâm điếm hội tụ nguồn lực và nguyên khí quốc gia, địa bàn hội nhập và giao thương của cả nước với khu vực và quốc tế, thực sự trở thành hạt nhân phát triển cùa vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng ASEAN và trên trường quốc tế. Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành một trong các vùng dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế nòng cốt tiên phong trong thực hiện các đột phá chiến lược, thực hiện tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóaa. Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh, trật tự và an toàn xã hội, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân”.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, việc rà soát hoàn thiện thể chế thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm là chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển đất nước nhanh và bền vững. Chính phủ đã tổ chức 2 hội nghị vùng kinh tế trọng điểm phía nam và Đồng bằng sông Cửu Long. Sau Hội nghị hôm nay, tới đây Chính phủ sẽ tiếp tục tổ chức Hội nghị vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Lấy ví dụ về việc trước đây đi từ Hà Nội đến Hải Phòng mất hơn 2 giờ thì nay chỉ mất 1 tiếng, Thủ tướng đánh giá hạ tầng của khu vực đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Đặc biệt, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là vùng duy nhất có 7/7 địa phương đều có thu ngân sách đủ chi và có cơ cấu về trung ương.

Thủ tướng khẳng định, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có nhiều thuận lợi, yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” hết sức rõ ràng. “Chúng ta nhận thức rõ vị thế này để phấn đấu tốt hơn”, Thủ tướng nói.

Do đó, tại Hội nghị hôm nay, Thủ tướng cho biết, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các địa phương sẽ phân tích, lắng nghe kỹ các ý kiến đánh giá, đề ra các nhiệm vụ giải pháp cụ thể, xử lý khó khăn vướng mắc.

Tăng trưởng GRDP cao nhất trong số 4 vùng kinh tế trọng điểm

Trình bày báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế – xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2016-2018, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 9,08%, cao nhất trong số 4 vùng kinh tế trọng điểm và vượt mục tiêu đề ra tại Quyết định số 198/QĐ-TTg cho cả giai đoạn 2016-2020 (9%).

Tổng GRDP của vùng đến năm 2018 chiếm tỉ trọng khoảng 31,73% GRDP của cả nước và chiếm 35,52% GRDP của 4 vùng kinh tế trọng điểm, đứng thứ hai sau vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (45,42%); trong đó Hà Nội dẫn đầu toàn Vùng đóng góp 16,96% vào GDP cả nước.

GRDP bình quân đầu người tăng từ 4.164 USD năm 2016 lên 4.813 USD năm 2018, gấp 1,86 lần so với mức trung bình cả nước và đứng thứ hai sau vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phấn đấu đến năm 2020 vượt mục tiêu đề ra tại Quyết định số 198/QĐ-TTg (5.500 USD).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cơ cấu kinh tế Vùng trong 3 năm qua có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hưởng giảm dần tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Từ năm 2016 đến năm 2018, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 3,98% xuống còn 3,71%, các ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 34,38% lên 38,2%, khu vực dịch vụ giảm từ 50,76% xuống còn 47,03%.

Ngành công nghiệp – xây dựng tiếp tục là trụ cột tăng trưởng của vùng và tập trung đều vào tất cả các địa phương, thu hút được nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, quan trọng tại một số tỉnh, thành phố của vùng như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng. Ngành dịch vụ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong cơ cấu kinh tế vùng.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được đẩy mạnh, gắn với xây dựng nông thôn mói. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh. Đến hết năm 2018, toàn vùng có 936/1.217 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 76,91%, cao nhất trong 4 Vùng kinh tế trọng điểm và cao hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân của cả nước (46,48%).

Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2018 đều đạt và vượt dự toán các năm, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách của cả nước, chênh lệch số thu giữa các địa phương có sự rút ngắn đáng kể.

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được hoàn thiện, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao; công tác cải cách hành chính, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công được các địa phương trong Vùng chú trọng.

Y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội tiếp tục được cải thiện và chú trọng, Công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Công tác tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch chung xây dựng các đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn… đã được địa phương quan tâm, tập trung triển khai thực hiện. Tất cả các đô thị trong Vùng đều đã có quy hoạch chung được phê duyệt, 100% số xã trong Vùng đã lập xong Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.

9 khó khăn, thách thức cần giải quyết

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ rõ một số tồn tại, khó khăn hiện nay của vùng gồm:

Thứ nhất, ngành dịch vụ hiện đang là ngành mũi nhọn và đóng góp lớn 5 tế của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành chưa bền vững.

Thứ hai, cả 7/7 tỉnh, thành phố của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đều định hướng phát triển công nghiệp điện tử, phần cứng nhưng chỉ có Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh đã thu hút được các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Samsung, LG, Microsoft Canon,… và cũng mới chỉ dừng lại chủ yếu gia công, lắp ráp phần cứng với giá tri gia tăng thấp, các sản phẩm công nghệ cao gắn với việc phát triển các trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) còn rất hạn chế. Công nghiệp phần mềm và nội dung số chỉ mới tập trung tại thành phố Hà Nội nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước.

Thứ ba, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng giai đoạn 2016-2018 đạt 426,4 tỷ USD nhưng vùng không đóng góp trong thặng dư cán cân thương mại chung, tăng trưởng xuất khẩu chưa bền vững.

Thứ tư, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) một số địa phương trong vùng vẫn chỉ ở mức trung bình thấp của cả nước, còn dư địa tiếp tục cải thiện để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh như Hải Dương năm 2016 đứng thứ 36/63, năm 2018 đứng 55/63; Hưng Yên tương ứng đứng thứ 50/63 và 58/63.

Thứ năm, Vùng đã thu hút được nhiều dự án FDI quy mô lớn góp phần cải thiện cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực, các ngành tận dụng nhân công giá rẻ, dệt may, giày dép, lắp ráp thiết bị và bất động sản chiếm tỷ lệ cao (gần 65%) số vốn FDI đầu tư vào vùng nên việc lôi kéo các doanh nghiệp trong nước tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế, liên kết doanh nghiệp FDI và trong nước chưa cao, chưa có tính chất lan tỏa tích cực…

Thứ sáu, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2016-2018 tiếp tục tăng, chiếm 31,2% tổng số thu ngân sách cà nước nhưng mức tăng tổng thu và thu nội địa thấp hơn mức tăng bình quân cả nước lần lượt là 2% và 12,2% so với tương ứng là 13,5% và 14,6%.

Thứ bảy, phát triển kinh tế – xã hội chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Thứ tám, mặc dù số doanh nghiệp đăng ký mới vẫn đứng thứ 2 cả nước nhưng xét về quy mô vốn thì các doanh nghiệp trong Vùng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ chín, tỷ lệ người nhập cư tăng ở một số thành phố, đặc biệt là Hà Nội đã gây ra tình trạng quá tải của hệ thống hạ tàng kỹ thuật và xã hội, nguy cơ ô nhiễm môi trường, cung cấp nước và tiêu thoát nước cho các địa phương trong Vùng.

Nguồn: Báo Đầu tư

Nguồn tin: Báo Đầu tư

Tin khác

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

Thiệt hại 1,5ha rừng do cháy rừng tại núi Mã Chàng, xã Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên)

Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…

20/12/2024

Tổng kết và trao giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” năm 2024

Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…

20/12/2024

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ thông xe đường Đỗ Mười kéo dài

Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More