Công nghệ

Việt Nam có trung tâm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đầu tiên

Sáng 31/3, Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức ra mắt Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo (AI). Trung tâm này được thành lập theo mô hình trung tâm nghiên cứu quốc tế hỗn hợp với sự chung tay của Đại học Bách khoa Hà Nội và Tập đoàn NAVER (Hàn Quốc).

PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trong dài hạn, Trung tâm sẽ là nơi kết nối các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực AI trong nước và thế giới để triển khai các nghiên cứu cơ bản, tạo ra các công nghệ lõi “made in Vietnam“. Trung tâm cũng chú trọng phát triển ứng dụng AI trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và phát triển cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.
Được thành lập theo mô hình trung tâm nghiên cứu quốc tế hỗn hợp, theo đó, Đại học Bách khoa Hà Nội và đơn vị đối tác, Tập đoàn NAVER (Hàn Quốc), sẽ cùng đầu tư xây dựng và vận hành Trung tâm vì mục đích phát triển nghiên cứu nền tảng chuyên sâu và đào tạo nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực AI.

Hiện Trung tâm có hơn 50 nhà khoa học của Đại học Bách khoa Hà Nội và một số chuyên gia đến từ các trường, viện và tập đoàn công nghệ trong các lĩnh vực liên quan đến AI và ứng dụng, như: Học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, tối ưu hóa, mạng thông minh, tin học y sinh, công nghệ phần mềm thông minh… GS. Hồ Tú Bảo, một trong những nhà khoa học người Việt có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo và Học máy được bổ nhiệm làm Giám đốc Khoa học của Trung tâm.

Theo GS.Hồ Tú Bảo, môi trường số đang tạo ra cơ hội vô giá, “cơ hội cuối cùng” để đất nước phát triển, nơi cần những trung tâm khoa học giỏi, làm chủ được các công nghệ quan trọng (một trong đó là AI) và có khát vọng cống hiến. “Trung tâm AI này là một trung tâm như vậy“, ông nói.

Việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo là một phần của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI trong khu vực ASEAN cũng như trên thế giới.

Để làm được điều này, Việt Nam phải xây dựng được 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực, phát triển 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao. Ngoài ra, các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước phải có khả năng két nối để tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ AI.

BT

Nguồn tin: Báo Chính phủ

Tin khác

Thống nhất các nội dung trình Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề) HĐND thành phố khóa XVI

Sáng 28/12, Thường trực HĐND thành phố tổ chức họp thống nhất các nội dung…

28/12/2024

Sắp xếp 21 trụ sở sau sáp nhập tại Thủy Nguyên, Hải Phòng

Huyện Thủy Nguyên vừa thông tin trụ sở các đơn vị hành chính khi sắp…

27/12/2024

Bế mạc diễn tập thực chiến năm 2024

Sau 10 ngày diễn tập với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, chiều 27/12,…

27/12/2024

Công ty Cổ phần chứng khoán Hải Phòng bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt đối với…

27/12/2024

Tuyên tử hình 27 bị cáo trong đường dây ma túy do Oanh “Hà” cầm đầu

Vũ Hoàng Oanh là người có vai trò chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp thực…

27/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More