Việt Nam chưa nhận được khuyến cáo nào của FAO về dịch tả lợn châu Phi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định việc các hãng tin nước ngoài đưa “FAO khuyến nghị Việt Nam ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch tả lợn châu Phi” là thông tin không chính xác.

Liên quan đến việc một số hãng tin nước ngoài đưa tin với nội dung “FAO khuyến nghị Việt Nam ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch tả lợn châu Phi,” về vấn đề này, ngày 20/3 đại diện Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khẳng định, thông tin trên là không chính xác.

Thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chưa nhận được khuyến cáo nào từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam về vấn đề này.

Đại diện Cục Thú y cho biết thêm, Việt Nam đã có quy định về việc khi nào cần ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Trong khi đó, trên thế giới chưa có nước nào phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch tả lợn châu Phi.

Ngay tại Trung Quốc, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát, buộc phải tiêu hủy hơn một triệu con lợn mắc bệnh, nhưng cũng không phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

“Đặc biệt, dịch bệnh này không lây qua người, do đó càng không có cơ sở phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia,” đại diện Cục Thú y nhấn mạnh.

Thực tế, hiện các đơn vị chức năng từ trung ương đến địa phương của Việt Nam đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn và khống chế dịch tả lợn châu Phi.

Trước đó, FAO cũng đưa ra khuyến cáo dành cho người chăn nuôi cần khai báo bất kỳ trường hợp nghi ngờ lợn nhiễm bệnh cho cơ quan thú y; tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, vệ sinh khu chăn nuôi và tại các chợ, phương tiện vận chuyển.

Đồng thời, không cho khách tới thăm khu vực nuôi, tiếp xúc với đàn lợn; không tặng hoặc bán lợn chết và không dùng lợn bệnh làm thức ăn cho động vật; không vận chuyển lợn hoặc sản phẩm lợn có nguồn gốc từ lợn nhà hoặc lợn rừng ra, vào vùng có dịch.

Đối với người dân, FAO cũng khuyến cáo như: nấu chín thịt lợn trước khi ăn; không tới tham quan khu chăn nuôi lợn, đặc biệt ở vùng dịch và bị ảnh hưởng; báo ngay cho cơ quan thú y khi phát hiện lợn chết.

Kể từ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại Trung Quốc vào năm 2018, FAO đã hỗ trợ kỹ thuật cho Cục Thú y để xây dựng kế hoạch hành động quốc gia Việt Nam về đáp ứng và kiểm soát khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi, đồng thời tiến hành đánh giá nguy cơ và tổ chức diễn tập đáp ứng dịch khẩn cấp ở tỉnh Lào Cai.

FAO cũng tổ chức hội thảo khu vực về chuẩn bị phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho các cán bộ thú y từ Việt Nam, Lào, Myanmar và Trung Quốc để tăng cường hợp tác nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ở Đông Nam Á.

Theo ông Pawin Padungtod, Điều phối viên kỹ thuật cao cấp của Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc cho biết, hiện nay FAO đều có các quy trình hướng dẫn về kỹ thuật rất cụ thể và mong muốn chia sẻ với Việt Nam.

Những tài liệu này đều có trên trang thông tin điện tử của FAO và Việt Nam hoàn toàn có thể lấy để tham khảo và xử lý cho các tình huống của mình. FAO sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thực hiện các biện pháp kỹ thuật giúp cho Việt Nam sớm kiểm soát được dịch bệnh này.

Phó Trưởng đại diện Tổ chức Thú y thế giới (OIE) bà Laure Weber-Vintzel cho biết, với nhiệm vụ minh bạch hoá tình hình thú y của các nước thành viên, triển khai công tác thú y trên toàn cầu OIE cũng thu thập và chia sẻ thông tin với các nước thành viên để các quốc gia có thể chủ động ứng phó và xử lý diễn biến dịch bệnh trên gia súc gia cầm nói chung, dịch bệnh tả lợn châu Phi nói riêng.

Cơ quan này đã thiết kế một trang web đưa thông tin kỹ thuật, dịch bệnh cho các nước tham khảo, với 3 phòng thí nghiệm hàng đầu thế giới hiện nay, OIE sẵn sàng trợ giúp Việt Nam các giải pháp kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

OIE luôn mong chờ các nước thành viên chia sẻ thông tin để có thể kịp thời hỗ trợ về kỹ thuật. Chúng tôi cũng dựa vào thông tin này để phân tích và cập nhật tình hình dịch tễ toàn cầu, điều này rất có ích cho các nước thành viên trong chủ động ngăn chặn và ứng phó dịch tả lợn châu Phi,” bà Laure Weber-Vintzel nói.

Theo Cục Thú y, tính đến 19 giờ ngày 18/3, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 294 xã, 62 huyện thuộc 19 tỉnh thành phố gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Điện Biên, Bắc Kạn, Lạng Sơn… và gần đây nhất là tỉnh Thừa Thiên-Huế. Các ban ngành chức năng đã phải tiêu hủy 34.774 con lợn./.

Thành Trung (TTXVN/Vietnam+)

Nguồn. Vietnam+

Nguồn tin: VietnamPlus

Tin khác

EVN lỗ thêm 13.000 tỉ đồng nửa đầu năm 2024

Đề cập bức tranh tài chính 6 tháng đầu năm nay, lãnh đạo EVN tiết…

16/07/2024

Ngày hội hiến máu tình nguyện LG Display Việt Nam Hải Phòng năm 2024

Trong 2 ngày 11 và12/7, tại tòa nhà Phúc lợi khu KTX, Công ty TNHH…

16/07/2024

Xử phạt Nhà sách Tiến Thọ Hải Phòng do không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông đã…

16/07/2024

Nhà ở xã hội gần 5.000 căn ở Hải Phòng có giá bán từ hơn nửa tỉ đồng

Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Tổng kho 3 Lạc Viên Hải…

16/07/2024

Đoàn đại biểu lãnh đạo thành phố dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) và khai…

16/07/2024

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thăm, tặng quà người có công trên địa bàn quận Hải An

Nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 16/7,…

16/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More