Về vấn đề này, TS.BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho rằng: Việc bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh mà vẫn có kết quả dương tính lại, không phải là hiện tượng mới, trên thế giới đã có nhiều trường hợp và tại Việt Nam thì cũng tính đến nay đã có 5 trường hợp này.
TS.BS Phạm Quang Thái cho biết, những bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh vẫn tiếp tục được theo dõi sức khỏe, ít nhất là 14 ngày. Những trường hợp có triệu chứng ho hoặc sốt sẽ được làm xét nghiệm lại.
Tuy nhiên, việc còn trường hợp đã âm tính 2-3 lần với virus SARS-CoV-2, nhưng sau đó lại dương tính, là do thụ thể yêu thích của virus SARS-CoV-2 là ở phổi chứ không nhiều ở trên vùng hầu họng, vì vậy khi có triệu chứng này là virus đã tấn công xuống đến phổi.
“Khi bệnh nhân đã được điều trị từ 6-7 ngày đến khi hết triệu chứng, việc lấy mẫu hầu họng gần như khó có thể bắt được virus. Đến khi 2 lần âm tính (sau khi hết triệu chứng và thêm 6 ngày chờ lấy mẫu) kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng không loại trừ các trường hợp có tổn thương ở phổi, các tế bào nhiễm virus vẫn bị vỡ và giải phóng các vật liệu di truyền của virus (hiểu nôm na là xác virus). Mặc dù không gây bệnh nhưng xác virus vẫn bị bài xuất ra khỏi phổi, lúc này việc xét nghiệm ở những hệ thống nhạy vẫn cho kết quả dương tính. Dương tính ở đây là phát hiện xác của virus chứ không có nghĩa là virus còn sống và đang gây bệnh. Trong những bệnh nhân phục hồi, có người không có triệu chứng, nhưng một số người có triệu chứng ho, khó chịu do tiết ra chất nhầy để đào thải những tế bào tổn thương còn sót lại sẽ có những xác của virus. Lúc này khi lấy mẫu có thể có kết quả xét nghiệm dương tính”, TS.BS Phạm Quang Thái phân tích.
Cho đến nay, trên thế giới chưa ghi nhận những ca bệnh lây nhiễm thứ phát từ những bệnh nhân COVID-19 đã điều trị khỏi.
Với những trường hợp này, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương sẽ được làm thêm các thử nghiệm như kiểm tra xem bệnh nhân có kháng thể hay không; nuôi cấy xem virus có nhân lên hay không… để kiểm tra. Tuy nhiên, đến nay vẫn không thấy bằng chứng nào về khả năng lây nhiễm của bệnh nhân sau khi đã hồi phục. Do đó mọi người có thể yên tâm về vấn đề này.
“Tuy nhiên khi phát hiện các ca bệnh sau hồi phục có kết quả xét nghiệm dương tính lại, các cơ sở y tế vẫn tiếp tục giữ những bệnh nhân này lại để phục vụ công tác giám sát, nghiên cứu, nhằm hiểu biết rõ hơn về cơ chế gây bệnh của loại virus còn rất mới với Y học hiện tại. Việc sai sót trong xét nghiệm là khó có thể xảy ra vì kỹ thuật RT-PCR hiện đang sử dụng rất nhạy, chỉ cần sót lại một vài vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2 thôi là sẽ cho kết quả dương tính, chứ không phải virus còn sống và đang gây bệnh“, TS. Phạm Quang Thái nhấn mạnh thêm lần nữa.
Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu…
Hà Mạnh H trình bày, sáng 17/11 điều khiển xe máy đi từ thị trấn…
Ngày 16.11, Bộ Y tế ban hành thông tư Quy định về tiêu chuẩn sức…
Sáng 17/11, Đảng ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hữu Bằng (huyện Kiến Thụy) long…
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đề nghị các địa…
Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, tối 16/11, Ban Tuyên giáo…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More