Giáo dục

Vi phạm liên quan đến dạy thêm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Có chuyện ăn chia hoa hồng trong trường học

Báo Lao Động vừa có loạt bài phản ánh tình trạng trường học ngang nhiên hô biến giờ học thêm, dạy thêm thành giờ học chính khoá. Mặc dù nói tự nguyện, nhưng các trường liên kết với nhiều đơn vị, trung tâm, dạy liên kết, dạy kỹ năng sống… và xếp thời khoá biểu xen kẽ các tiết học chính khoá khiến phụ huynh buộc phải đăng kí cho con.

Tuỳ vào từng chương trình học, đơn vị liên kết, số tiết học/tuần, học phí dao động từ khoảng 150.000 đến hơn 400.000 đồng/tháng. Ngoài học phí, phụ huynh còn phải đóng tiền mua giáo án, tài liệu,…

Theo tìm hiểu của Lao Động, với mỗi đơn vị liên kết, tiền học phí thu của học sinh sẽ được trả lại cho nhà trường từ 20-30%. Chính lãnh đạo trường học cũng thừa nhận điều này khi trao đổi với phóng viên.

Một giờ học của học sinh phổ thông tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn.

Trao đổi với Báo Lao Động, luật sư Nguyễn Thị Tình, Văn phòng Luật sư Tinh hoa Việt cho biết, Điều 22 Thông tư 17/2012/BGDĐT về dạy thêm học thêm quy định về xử lý vi phạm như sau:

Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định.

Luật sư Nguyễn Thị Tình cho biết thêm, việc truy cứu trách nhiệm hình sự một vụ việc cụ thể cần có sự vào cuộc làm rõ của các cơ quan tư pháp.

Theo đó, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản người phạm tội có thể bị truy cứu theo Điều 355 Bộ Luật Hình sự. Mức phạt cao nhất của tội này lên đến chung thân.

Luật sư Nguyễn Thị Tình cũng cho biết, dạy thêm, học thêm được giải thích theo Điều 2 Thông tư 17/2012/BGDĐT. Theo đó, dạy thêm học thêm được hiểu là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: Cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.

Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 2 Điều này tổ chức.

Hiện nay, có nhiều trường hợp dạy học thêm bị nghiêm cấm. Cụ thể, Điều 4 Thông tư 17/2012/ BGDĐT quy định, các trường hợp không được dạy thêm gồm:

Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: Bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Một điểm đáng chú ý, với đối tượng học sinh tiểu học (trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống) sẽ không được tổ chức dạy thêm và học thêm.

Trong trường hợp, cơ quan chức năng phát hiện dạy thêm ở tiểu học, cơ quan chức năng có trách nhiệm vào cuộc xác minh làm rõ mức độ vi phạm để có hình thức xử lý tương ứng.

Xuyên Đông

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More