Print Thứ năm, 06/06/2019 13:18

VEAM đã thực hiện việc mua vật liệu của công ty con – liên kết với giá cao, rồi bán lại cho chính công ty con – liên kết với giá một nữa, dẫn đến việc thua lỗ nặng do không được công ty này thanh toán khoản nợ động từ năm 2010. 

VEAM mua vật tư với giá cao hơn bình thường

Trong giai đoạn 2006 -2010, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM) chủ yếu kinh doanh ô tô và vật tư. Báo cáo tài chính của Văn Phòng công ty mẹ hầu như đều lỗ, thể hiện ở lợi nhuận gộp bị âm. Việc kinh doanh không những không có hiệu quả, còn phát sinh các khoản nợ lớn, trong đó có công nợ tồn đọng liên quan đến lô phôi thép do VEAM mua vào năm 2008.

Phần lớn lô hàng này là mua tháng 8.2008 của Công ty cổ phần Matexim Hải Phòng (MATEXIM HP) – công ty con – liên kết của VEAM. Lô hàng có cả hàng nhập khẩu trong thời gian tháng 9 và tháng 10.2008. Ngay sau đó vào tháng 4.2010, lô hàng này được bán lại cho chính người bán là MATEXIM HP.  Với trị giá gồm cả thuế VAT là 254,3 tỉ đồng, MATEXIM HP đã thanh toán trong 3 năm tiếp theo là 137,3 tỉ đồng. Số nợ đọng còn lại gần như còn nợ VEAM cho đến nay. 

VEAM đã chỉ ra những vấn đề trong việc kinh doanh lô hàng này. Theo đó, dù lô hàng được ký kết 24.3.2008, nhưng lại kí với giá mua 15.300 đồng/kg (chưa VAT). Đây là giá của thời điểm sốt giá vào tháng 8 và tháng 9.2008. Vào thời điểm ký hợp đồng (24.3) thì giá có thể thấp hơn so với giá hợp đồng tới 3.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, quy cách hàng có 6 loại khác nhau, nhưng VEAM lại không quy định số lượng của từng loại, mà nhập chung theo tấn hàng. Tháng 3.2008, VEAM nhập kho 12.204 tấn với giá 9.905 đồng/kg, tháng 4 nhập 12.052 tấn với giá 10.417 đồng/kg, tháng 5 nhập 2.362 tấn với giá 13.470 đồng/kg.

VEAM chuyển tiền trước cho MATEXIM HP 100% ngay sau khi kí hợp đồng. Trên thực tế, VEAM đã chuyển đủ 260 tỉ đồng trước 10.4.2008. Như vậy, thời gian giao hàng theo hợp đồng từ tháng 5 đến tháng 8.2008, hợp đồng ký với giá mua cao, lại ứng tiền trước khi giao hàng đến 4 tháng.

MATEXIM HP có lãi nhưng không thanh toán nợ cho VEAM

Cũng theo VEAM, kinh doanh văn phòng VEAM thực chất là hợp tác kinh doanh, phương án kinh doanh của VEAM phải có mua và bán nhưng thực tế không có phương án. Thêm vào đó, MATEXIM HP có vai trò là người mua chứ không phải là người bán cho VEAM. Nhưng VEAM đã mua lô hàng của MATEXIM HP vào đúng thời điểm đỉnh của sốt giá và đã không bán ngay.

Lô hàng này ngày 22.12.2008 đã xuất bán 14.683 tấn với giá 7.000 đồng/kg cho MATEXIM HP. Tại thời điểm thanh lí 31.12.2008, MATEXIM HP đã giảm giá 3.000 đồng/kg (trị giá 48,6 tỉ đồng không tính VAT) cho lô hàng bán cho VEAM. Do liên quan đến thuế VAT, nên tại biên bản làm việc của Cục thuế Hải Phòng ngày 30.3.2009, việc giảm giá cho VEAM đã không được chấp nhận.

Từ 2008, tỉ lệ cổ phần của VEAM chiếm giữ trong công ty MATEXIM HP đã giảm từ khoảng 49% xuống còn 19,5% mà không có nghị quyết của HĐQT.

Với việc hợp tác như vậy, VEAM đã lỗ lớn và bán ra cho công ty tại thời điểm thuận lợi tiêu thụ và có lãi khá tốt (2010) nhưng công ty không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Theo hợp đồng, bên mua phải thanh toán 100% giá trị trong vòng 1 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng và trong thời gian 2010, 2011 công ty có đủ khả năng thanh toán. 

Thuỳ Dung
Theo Báo Lao động

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: VEAM lỗ nặng vì “mua đắt, bán rẻ” để công ty con thu lời
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác