“Tôi cư ngụ tại Q.Tân Phú, TP.HCM. Tôi đang nắm giữ 4 vé (vé khứ hồi) của 2 vợ chồng. Ngày 28 tết, chúng tôi sẽ lên tàu SE6 từ Sài Gòn ra Nam Định để đi xe về Thái Bình. Ngày mùng 3 tết, chúng tôi sẽ trở vào TP.HCM. Chúng tôi ai cũng trên 60 tuổi, nên rất nghiêm chỉnh thực hiện 5K của Bộ Y tế. Tôi sợ nhất là về quê bị cách ly 21 ngày hoặc vào TP.HCM bị cách ly 21 ngày. Tôi vẫn phải đi làm kiếm tiền. Nếu bị cách ly thì chúng tôi đói khổ lắm vì bị mất việc làm là cái chắc. 44 năm qua, tôi chưa một lần được đón xuân vui tết ở quê. Tôi còn mẹ, mẹ tôi đã 87 tuổi, đang chờ tôi về”, một độc giả của Thanh Niên tên là Đinh Văn Thục bình luận.
Mặc dù ông Thục được động viên là “về đi, bị cách ly cũng phải về, mất việc cũng phải về, đói khổ cũng phải về; mẹ đã 87 tuổi rồi, bây giờ mẹ đang chờ anh về nhưng biết mẹ còn chờ được bao lâu nữa”…, nhưng cơm áo gạo tiền không cho phép người ta quyết định đơn giản. Đây cũng là nỗi lòng chung của rất nhiều người tha hương khác, mong muốn được về quê sum họp với gia đình.
Nhằm tìm kiếm thông tin để cung cấp cho độc giả cả nước đang hết sức băn khoăn (bao gồm cả các đồng nghiệp có quê xa), chúng tôi đã tìm kiếm trên website chính thức của Sở Y tế nhiều tỉnh, thành, và tìm thấy một sự thật: người dân vô phương có được thông tin mình phải làm gì khi về quê dịp tết, nếu tìm kiếm từ các kênh này.
Ngay cả các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ… cũng không hề có một bảng hướng dẫn nào là “người dân cần làm gì”. Tất cả các thông báo đều dài, nhưng xơ cứng, người dân đọc nửa tiếng cũng chưa biết tóm lại mình phải làm gì.
Đơn cử website của Sở Y tế Hà Nội, các thông tin về diễn biến mới của dịch (ca bệnh mới, lịch trình di chuyển), chỉ đạo mới của thành phố, Bộ Y tế… đều được cập nhật rất nhanh chóng, nhưng lại thiếu hẳn chỉ dẫn những việc người dân cần làm. Hiện nay người dân Hà Nội về quê ăn tết hay từ các địa phương khác về Hà Nội đều không biết mình có bị cách ly không, nếu có, thì cụ thể khu vực nào bị cách ly.
Sở Y tế TP.HCM cũng tương tự.
Những thông tin khả dĩ nhất chúng tôi tìm được là trên website của Sở Y tế Hà Tĩnh (có đăng tải quyết định của Sở về các biện pháp cách ly với người về quê từ vùng dịch), Sở Y tế Thừa Thiên – Huế và Sở Y tế Hải Phòng.
Còn các địa phương khác thông tin khá hỗn loạn. Có cả những trường hợp ra văn bản, nhưng người dân đọc không hiểu, phải hỏi lại địa phương để được giải thích, nhưng sau đó vẫn… không hiểu.
Hiện nay, khái niệm thế nào là người về từ “vùng dịch” cũng còn đang rất mông lung.
Trong khi chống dịch cần hành động của từng người dân mới có thể thành công, thì người dân lại không hề được hướng dẫn phải làm gì. Các văn bản, chỉ thị của chính quyền, cơ quan chức năng các địa phương giống như một bản phân công công việc: yêu cầu sở A làm việc này, sở B làm việc kia… chứ không phải một thông điệp đến với người dân.
Qua liên hệ, một số Sở Y tế địa phương cho biết sẽ họp để có hướng dẫn cụ thể cho người dân sớm nhất. Đơn cử, bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Sở Y tế Hưng Yên, cho biết 3 giờ chiều nay, Sở sẽ họp và sẽ có thông báo cụ thể.
Hi vọng, mỗi địa phương đều có một bảng hướng dẫn, dễ làm cả với chính quyền và nhân dân, như Hải Phòng.
Vũ Hân
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…
Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…
Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More