Vật liệu xây dựng ổn định

Thời điểm cuối năm nhu cầu xây mới và sửa chữa nhà cửa tăng cao, vì vậy điều người tiêu dùng quan tâm nhất là thị trường vật liệu xây dựng có tăng giá trong những tháng cuối năm?

Khảo sát của phóng viên Kinh tế & Đô thị tại các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng trên phố Cát Linh, Láng Hạ cho thấy, trái với lo lắng của người tiêu dùng, giá bán hầu hết các mặt hàng phục vụ xây dựng không tăng giá, thậm chí còn giảm.

Nếu như tháng 6/2019 sau khi Bộ Công Thương tăng giá điện mặt hàng xi măng đồng loạt tăng giá lên 1,3 – 1,4 triệu đồng/tấn, thì hiện mặt hàng này đồng loạt giảm giá từ 100.000 – 200.000 đồng/tấn.

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.

Cụ thể, xi măng Hoàng Thạch, Hải Phòng, Bút Sơn, Bim Sơn loại PCB 30 giá 1,3 triệu đồng/tấn; xi măng Tam Điệp, Hoàng Mai, Hà Tiên… loại PCB 40 giá 1,17 – 1,325 triệu đồng/tấn. Đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết: Từ nay đến cuối năm 2019, giá xi măng khó có thể tăng mặc dù nhu cầu tăng cao, nguyên nhân là cung vượt cầu khi tổng sản lượng sản xuất của các nhà máy xi măng trong nước đạt gần 101,74 triệu tấn clinker/năm, trong khi tổng sản lượng tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu chỉ đạt 98 – 99 triệu tấn.

Không chỉ mặt hàng xi măng không tăng giá mà mặt hàng sắt thép xây dựng cũng trong tình trạng tương tự. Hiện nay, sắt thép chủ yếu có mặt trên thị trường là hàng của Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Việt – Úc, Thép Hòa Phát, Việt – Hàn, Việt – Nhật… Hiện giá bán thép cuộn phi 6,8,10 với giá bán ở mức khoảng từ 12.700 – 13.300 đồng/kg, thép phi 14,16,18 giá từ 189.00 – 315.000 đồng/cây (giá giao tại nhà máy, chưa bao gồm 10% thuế VAT, chiết khấu bán hàng).

Mặt hàng gạch lát nền cũng không có biến động tăng giá, hiện gạch lát nền Trung Quốc ở mức 160.000 – 180.000 đồng/m²; gạch lát nền của các thương hiệu Việt như: Đồng Tâm, Prime, Viglacera dao động từ 80.000 – 250.000 đồng/m²; gạch lát nền nhập khẩu từ Malaysia, Italia, Tây Ban Nha… dao động từ 400.000 – 1,3 triệu đồng/m².

Gạch xây dựng loại đặc và gạch tuynen 2 lỗ cũng đang trên đà giảm giá, vào thời điểm đầu năm giá loại gạch này 1.050 – 1.100 đồng/viên, nhưng hiện nay giá bán gạch xây dựng tới chân công trình dao động từ 780 – 900 đồng/viên.

Theo nhiều chủ cửa hàng vật liệu xây dựng trên phố Thanh Nhàn: Thời gian gần đây, người tiêu dùng chuyển sang sử dụng hàng Việt bởi chất lượng hơn hẳn hàng “Tầu” mà mẫu mã khá đa dạng, dự kiến từ nay đến cuối năm mặt hàng này không có nhiều biến động tăng giá. Nguyên nhân là cùng một sản phẩm như gạch lát nền nhưng có hàng chục DN sản xuất, từ đó tạo sự cạnh tranh giữa các DN trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Trong khi giá sắt thép, xi măng, gạch xây dựng, lát nền đang trên đà giảm giá thì mặt hàng cát xây dựng lại đang trên đà tăng giá. Trả lời thắc mắc vì sao giá cát xây dựng tăng trong khi các mặt hàng khác giảm giá, đại diện Công ty Vật liệu xây dựng Minh Đức giải thích: Nhiều địa phương cấm khai thác cát dẫn đến cung không đủ cầu khiến giá bán tăng cao so với đầu năm, tuy nhiên từ nay đến cuối năm 2019 giá bán khó có thể tăng thêm bởi thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu “sốt”.

Nguồn. Kinh tế & Đô thị

Tin khác

Hơn 2.000 tỷ đồng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN Nam Tràng Cát (Hải Phòng)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 101/QĐ-TTg chủ trương đầu…

15/01/2025

Đồng chí Bí thư Thành uỷ Lê Tiến Châu thăm, chúc Tết gia đình chính sách

Chiều 14/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

14/01/2025

Năm 2025, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên, thúc đẩy chuyển đổi số

Chiều 14/1, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị đánh giá kết…

14/01/2025

Tích cực tham mưu, đề xuất thành phố thực hiện các chính sách đặc thù về an sinh xã hội

Chiều 14/1, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết…

14/01/2025

Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tràng Duệ 3 (Hải Phòng)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 14/1/2025 chủ trương…

14/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More