Ngày 25.9, tiếp tục phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 40 điều về đối tượng tham gia BHYT, trách nhiệm đóng, quyền lợi, phạm vi hưởng, tổ chức khám chữa bệnh BHYT, quản lý quỹ và một số quy định kỹ thuật.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ, Dự thảo Luật thể hiện đầy đủ theo 4 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua.
Trong đó có điều chỉnh phạm vi quyền lợi BHYT phù hợp với mức đóng, cân đối quỹ BHYT và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn; phân bổ sử dụng quỹ BHYT hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nêu các nội dung sửa đổi mới mang tính cấp bách đã có thông tin, dữ liệu rõ ràng để khắc phục các vướng mắc, bất cập, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ.
Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội cơ bản nhất trí với phạm vi sửa đổi, bổ sung và thấy rằng nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với mục đích, yêu cầu xây dựng Luật. Các điều khoản được sửa đổi cơ bản bám sát với 4 chính sách đã được thông qua tại đề nghị Luật.
Tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn có một số điều chỉnh như: Một số nội dung đã được lược bỏ như chính sách về BHYT bổ sung; một số chính sách được mở rộng thêm như mở rộng đối tượng tham gia BHYT bắt buộc; quy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Về thanh, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, báo cáo thẩm tra sơ bộ nêu rõ, Thường trực Ủy ban Xã hội nhận thấy vấn đề bức xúc nhất hiện này trong thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT là việc đánh giá tính hợp lý của cung cấp dịch vụ y tế khi giám định BHYT.
Ngoài ra, việc ‟treo” quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT là do khó đạt được thống nhất giữa cơ quan thực hiện giám định và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tính hợp lý của việc cung ứng dịch vụ.
Có ý kiến cho rằng bảo hiểm xã hội không đủ năng lực để thực hiện, do vậy, đề nghị nghiên cứu sửa lại khái niệm “giám định BHYT” tại Luật hiện hành.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định cuối cùng khi chưa có sự thống nhất về chuyên môn giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT và cơ quan bảo hiểm xã hội.
Ủy ban Xã hội cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện các tài liệu hợp phần của hồ sơ, trong đó lưu ý: Báo cáo đánh giá tác động cần bổ sung nội dung đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện hơn, nhất là các chính sách thành phần mới bổ sung; bổ sung ý kiến của Bộ Tài chính.
Anh Huy
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More