Văn hóa

Vẫn cần quảng bá di sản

Từ tháng 5/2021 đến nay, các di tích, hoạt động quảng bá di sản trên địa bàn thành phố đều tạm dừng, đóng cửa để bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19. Như phòng trưng bày cố định “Biển đảo Việt Nam” mới đây của Bảo tàng Hải Phòng, dù hoàn thành nhưng phải chờ dịch COVID-19 qua mới có thể ra mắt người xem. Tuy nhiên, tạm dừng không có nghĩa là “án binh bất động” hoạt động quảng bá giá trị di sản, văn hóa.

Nhìn về Thủ đô Hà Nội, tình hình dịch COVID-19 ở đây còn phức tạp hơn Hải Phòng, nhưng “cái khó ló cái khôn”, các bảo tàng, di tích lịch sử, văn hóa vẫn tổ chức hoạt động triển lãm online. Mới nhất là tour 3D của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và trước đó là các triển lãm trực tuyến về Tết Đoan Ngọ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên trang web của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội. Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng ra mắt kênh phát thanh độc quyền HoaLoPrisonRelic trên nền tảng Spotify để đưa những câu chuyện lịch sử đến gần hơn đến công chúng, hay cán bộ của Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám sản xuất các clip kể câu chuyện lịch sử về các danh nhân gắn bó với Trường Quốc Tử Giám xưa kia trên fanpage của di tích này… Thành phố bạn làm được, chẳng có lý gì ban quản lý các di tích, cơ quan bảo tàng của Hải Phòng chịu bó tay khi tạm dừng hoạt động.

Toàn cảnh Khu di tích Bạch Đằng Giang. (Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa).

Hải Phòng có nhiều khu di tích giàu giá trị lịch sử văn hóa như: Khu di tích Bạch Đằng Giang, Khu bảo tồn Bãi cọc Cao Quỳ, Bảo tàng Hải Phòng… Phần nhiều di tích có trang web hoặc fanpage và thu hút hàng nghìn, hàng chục người theo dõi. Các cơ quan quản lý di tích trên địa bàn thành phố nên tìm tòi đổi mới như cách làm của địa phương bạn để đưa các giá trị di sản đến gần hơn với công chúng thành phố. Chỉ cần có sự quyết tâm, sáng tạo và vượt khó, tin chắc giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích của thành phố sẽ được quảng bá sâu rộng tới nhân dân, du khách trong và ngoài nước, dù trong điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Có như vậy, các di tích lịch sử, văn hóa không dừng hoạt động dù bị đóng cửa trong thời gian dài; người làm công tác di sản có thêm kinh nghiệm, sẵn sàng tâm thế để đáp ứng yêu cầu xã hội khi đời sống trở lại bình thường./.

Mỹ Anh

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Tin khác

Dập tắt đám cháy tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Trưa ngày 1.5, một vụ cháy xảy ra tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng…

01/05/2024

Hoạt động môi giới bất động sản: Ngày càng chuyên nghiệp

Được ghi nhận có nhiều dấu hiệu khởi sắc trong năm 2024, thị trường bất…

01/05/2024

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần…

01/05/2024

Công an phường Cầu Tre: Hướng dẫn trả lại hơn 900 triệu do chuyển tài khoản nhầm

Hồi 16h00 ngày 26/04/2024 chị T, 46 tuổi, hiện đang tạm trú tại phường đến…

01/05/2024

Dự kiến tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%

Từ 1.7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công…

01/05/2024

Quy định mới về xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật

Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng "Giải thưởng…

30/04/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More