Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Sở Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản đề nghị các cơ quan báo chí thành phố; văn phòng đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố; Cổng Thông tin điện tử thành phố; phòng Văn hóa – Thông tin các quận, huyện; Đài Truyền thanh các quận, huyện; Cổng tin tức thành phố về việc tuyên truyền Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 08/02/2017 của HĐND thành phố về việc điều chỉnh Quy hoạch Phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 số 195/KH-UBND ngày 20/8/2018 và các thông tin liên quan.


Kế hoạch xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện: Rà soát, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới tuyến xe buýt hiện có, nâng cao thị phần vận chuyển, chất lượng phục vụ, từng bước thay thế các phương tiện xe buýt cũ, chất lượng kém. Tăng cường thu hút đầu tư xã hội hóa vào hoạt động vận tải xe buýt, mở mới các tuyến xe buýt theo Quy hoạch trong từng giai đoạn. Rà soát toàn bộ mạng lưới bãi đỗ xe buýt, điểm đầu cuối tuyến, điểm dừng đỗ bố trí và từng bước hình thành mạng lưới bãi đỗ xe buýt, điểm đầu cuối tuyến, điểm trung chuyển, điểm dừng đỗ theo Quy hoạch trong từng giai đoạn. Ban hành chính sách miễn, giảm tiền thuê đất xây dựng bãi đỗ xe, trạm bảo dưỡng sửa chữa cho các doanh nghiệp xe buýt nhằm thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Nhanh chóng triển khai Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay và cơ chế trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố.

Một số giải pháp quản lý nhà nước về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cũng được đưa ra trong Kế hoạch. Theo đó, ưu tiên ứng dụng công nghệ mới trong quản lý, điều hành đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Triển khai hệ thống giao thông thông minh (ITS), vé điện tử (E ticlcet) trong quản lý điều hành, khai thác vận tải hành khách công cộng. Xây dựng Quy chế quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố. Xây dựng chính sách miễn, giảm tiền thuê đất xây dựng bãi đỗ xe, trạm bảo dưỡng sửa chữa cho các doanh nghiệp xe buýt. Quản lý, sử dụng quỹ đất xây dựng bãi đỗ xe, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối,… theo đúng Quy hoạch. Triển khai Quyết định của ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất vay và cơ chế trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố.

Giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động xe buýt: Đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như: vốn ngân sách thành phố; xã hội hóa đầu tư; nguồn hợp pháp khác (tài trợ, …). Triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;  chính sách trợ giá đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; chính sách miễn, giảm tiền thuê đất xây dựng bãi đỗ xe, trạm bảo dưỡng sửa chữa cho các doanh nghiệp xe buýt. Xây dựng phương án cho doanh nghiệp sử dụng nguồn thu từ quảngcáo – trên xe buýt và trong nhà chờ để hỗ trợ cho hoạt động của xe buýt.

Giải pháp thu hút hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt: Triển khai cơ chế chính sách cho người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Xây dựng mô hình tổ chức các điểm trông giữ phương tiện miễn phí cho hành khách tại các điểm đầu cuối, các điểm trung chuyển, trạm dừng xe buýt. Tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt; thông tin đầy đủ về lộ trình, thời gian phục vụ và giãn cách chạy xe.

Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực quản lý, khai thác hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng ứng dụng khoa học – công nghệ mới, hiện đại. Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực giao thông vận tải và các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, đồng thời phát triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo. Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo dài hạn, trung hạn, ngắn hạn trong lĩnh vực giao thông vận tải tại nước ngoài theo các phương thức hợp tác quốc tế và các hình thức đào tạo khác. Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực giao thông vận tải.

Tranh thủ các nguồn viện trợ của chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật, hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

HG

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More