Pháp luật

Ứng phó với những vụ kiện phòng vệ thương mại từ các nước đã ký FTA

Khi nói đến việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong các FTA, bên cạnh việc khởi kiện, cần lưu ý đến cả khía cạnh kháng kiện, tức là khi Việt Nam bị các nước đối tác FTA khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Khi các nước đối tác FTA cam kết xóa bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng được hưởng lợi từ điều này. Xuất khẩu của Việt Nam sang một số đối tác FTA đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây hoặc sau khi FTA có hiệu lực. Tuy nhiên, lợi ích cũng đi kèm với rủi ro. Hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ bị các nước đối tác FTA điều tra, áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại nhiều hơn. Trong trường hợp bị điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp có thể đánh mất lợi ích có được từ việc cắt giảm thuế trong FTA, gây ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu, thậm chí có thể đánh mất thị trường xuất khẩu.

Để có thể ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại của các nước đối với Việt Nam trong bối cảnh các FTA, trước khi vụ việc xảy ra, doanh nghiệp cần lưu ý:

-Trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại, quy định phòng vệ thương mại trong các FTA giữa Việt Nam và đối tác để nắm rõ các nghĩa vụ và quyền lợi của mình.

– Tìm hiểu quy định pháp luật của WTO và của các nước khởi kiện, do các quy định trong FTA chỉ phản ánh được phần nào quy trình điều tra trên thực tế, những nội dung không được quy định trong FTA sẽ được tuân theo quy định của WTO hoặc nội luật của nước điều tra.

– Thường xuyên trao đổi thông tin với Hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước nhằm nắm bắt được những thông tin cảnh báo để lên phương án thay đổi hoạt động kinh doanh hoặc chủ động lên phương án đối phó với vụ việc.

– Chú trọng đào tạo, nâng cao kiến thức cho nhân viên về lĩnh vực này, xây dựng một đội ngũ nhân viên pháp lý có kiến thức về phòng vệ thương mại để xử lý khi vụ việc xảy ra.

– Trong quá trình điều tra chống bán phá giá, cơ quan điều tra các nước thường yêu cầu rất nhiều hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh, do đó doanh nghiệp cần lưu trữ hồ sơ, sổ sách đầy đủ và rõ ràng.

– Dự trù trước một khoản kinh phí để thuê luật sư khi cần thiết. Luật sư tư vấn đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp kháng kiện, góp phần giúp các doanh nghiệp thu được kết quả tích cực hoặc giảm thiểu được mức thuế.

– Đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, đa dạng hóa sản phẩm, tránh tăng trưởng xuất khẩu quá nóng vào một thị trường, chuyển dần từ chiến lược cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng và thương hiệu  nhằm giảm thiểu nguy cơ vị điều tra phòng vệ thương mại.

– Truy cập Hệ thống Cảnh báo sớm (http://canhbaosom.vn) (của Cục Phòng vệ thương mại- Bộ Công Thương) các vụ việc chống bán phá giá mà các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt. Đây là công cụ hữu ích dành cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, ngoài việc cảnh báo nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá, hệ thống Cảnh báo sớm còn cho phép doanh nghiệp tra cứu số liệu xuất nhập khẩu của một số thị trường lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lên phương án kinh doanh trong tương lai. Các doanh nghiệp xuất khẩu nên chủ động theo dõi thông tin cập nhật tại website để có kế hoạch xuất khẩu phù hợp.

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Giám đốc CATP khen thưởng Công an huyện Thủy Nguyên lập công trên mặt trận phòng chống tội phạm ma túy

Sáng 16/5, Thiếu tướng Vũ Thanh Chương, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP trực…

16/05/2024

Giới trẻ “xuyên không” hóa thân thành công chúa, quý phi ở Bảo tàng Hải Phòng

Bảo tàng Hải Phòng đang thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt…

16/05/2024

Tăng cường các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết

Thời gian gần đây, tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tình hình dịch…

15/05/2024

Chính thức ra mắt Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam thành phố Hải Phòng

Ngày 3/4/2024 tại Trung tâm Văn hóa thành phố, Quỹ Hỗ trợ và Bảo tồn…

15/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More