Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp năm 2017: 2/9 đề án hiện vẫn bị “treo”

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp năm 2017: 2/9 đề án hiện vẫn bị “treo”

Đây là thông tin được đưa ra trong buổi làm việc với lãnh đạo các quận, huyện nằm trong quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch thành phố tổ chức sáng 25/8. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phạm Văn Hà chủ trì buổi làm việc.

Tính đến ngày 15/8/2017, 7/9 đề án trong năm 2017 hoàn thiện trình UBND thành phố. 2 đề án bị “treo” gồm “Đề án ứng dụng công nghệ cao sản xuất hoa tại 2 xã Quốc Tuấn và Hồng Thái (huyện An Dương)” do chính quyền địa phương chưa vận động được nhân dân chấp thuận mức hỗ trợ và đền bù. Nguyên nhân do mức thu hồi, giải phóng mặt bằng theo Nghị quyết 151/2016/NQ-HĐND là 2,180 tỷ đồng/ha (tương đương 78,8 triệu đồng/sào= 360 m2), thấp hơn so với mức đền bù theo Quyết định 2680/QĐ-UBND ngày 3-12-2014 (trung bình 132-137 triệu đồng/sào). Còn “Đề án tại Xí nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản Kiến Thuỵ” do xí nghiệp đang trong quá trình sáp nhập. Ngoài ra, dù diện tích 160,8 ha được các xã Tân Liên, Tam Đa (huyện Vĩnh Bảo) giao Công ty VinEco triển khai dự án giai đoạn 2, nhưng qua 2 vụ vẫn “đắp chiếu” trong khi người dân địa phương không có đất để canh tác.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại xã Tân Liên (huyện Vĩnh Bảo)

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các quận, huyện và doanh nghiệp đề nghị thành phố đẩy nhanh quá trình sáp nhập Xí nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản Kiến Thuỵ, xem xét chính sách hỗ trợ thêm kinh phí đền bù cho người dân, yêu cầu Công ty VinEco sớm triển khai dự án giai đoạn 2 và tăng cường các hoạt động xúc tiến, thu hút doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao về nông nghiệp, thuỷ sản trong các khu, vùng với tổng diện tích 1.200 ha theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND được HĐND thành phố thông qua ngày 20-7-2017 cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sớm có mặt bằng sạch đầu tư phát triển sản xuất.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phạm Văn Hà khẳng định tầm quan trọng của việc xúc tiến, mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng chí lưu ý các sở, ban ngành liên quan và chính quyền địa phương sớm đề xuất thành phố chính sách, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả của các dự án; lựa chọn sản phẩm chủ lực theo vùng miền; xây dựng bộ tiêu chí để so sánh, đánh giá (số trang trại, sản phẩm công nghệ cao đặc thù….)

(Báo Hải Phòng)

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More