Tùng Nếm: Vlogger du lịch không phải nghề “nhàn hạ”

Một mình rong ruổi khắp 63 tỉnh thành Việt Nam, ngày săn ảnh, đêm dựng phim, đó là công việc của Vlogger du lịch Tùng Nếm (Đặng Thanh Tùng) suốt 4 năm qua.


Đặng Thanh Tùng (28 tuổi, Hải Phòng) là chủ nhân của Nếm TV, kênh Youtube khá nổi tiếng trong cộng đồng du lịch với những hình ảnh Việt Nam nhìn từ trên cao. Vốn yêu thích phim ảnh và xê dịch, năm 2011 khi còn là sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Đặng Thanh Tùng đã bắt đầu ghi lại hành trình những chuyến đi xe máy của mình và chia sẻ với bạn bè. Phim đẹp, góc nhìn độc đáo cùng những lời bình luận hóm hỉnh, ba năm sau, chàng host vui tính đã chọn vlogger là công việc chuyên nghiệp. Cái tên Tùng Nếm ra đời. Khán giả bắt đầu nhập cuộc với chuyến phiêu lưu của Tùng qua mỗi tiếng đếm trước khi cất cánh flycam: 3,2,1, nếm!

[VIDEO] Tùng Nếm: chàng trai bay flycam khắp 63 tỉnh thành Việt Nam

“Khi mọi người nhìn những thước phim đăng tải trên mạng, họ thường nghĩ công việc của một vlogger rất hào nhoáng, được đi đây đi đó, được trải nghiệm mọi thứ miễn phí. Tuy nhiên không phải vậy, đó là một công việc phải đánh đổi rất nhiều. Thực sự mình phải làm việc cực hơn rất nhiều. Ví dụ để săn ảnh bình minh đẹp, mình phải dậy từ 4 giờ để sửa soạn máy móc. Có khi làm miệt mài quá còn quên ăn trưa, hay vào rừng, đến những nơi hẻo lánh thì phải nhịn đói. Đêm về, khi mọi người đi ngủ thì tụi mình lại phải tranh thủ xử lý khối lượng phim khổng lồ, viết bài, xử lý ảnh hay dựng phim để kịp đăng tải. Rồi lại tiếp tục chuyến đi mới. Nếu không biết phân bổ thời gian hợp lý, không chịu được áp lực trong một thời gian dài thì khó mà trụ được.”, Tùng Nếm chia sẻ. 

Tùng Nếm cho biết, đối với anh cũng như các Vlogger du lịch khác, khó khăn lớn nhất vào thời gian đầu khi kênh chưa có nhiều lượt theo dõi là kinh phí. Vừa phải trang trải đời sống, vừa phải bỏ tiền ra để đi du lịch, vừa phải đầu tư không ít tiền cho máy móc thiết bị để có những hình ảnh chất lượng, mà số tiền thu lại từ Youtube lại rất ít ỏi. Tùng kể, để duy trì được công việc trong thời gian đầu khó khăn, anh phải làm thêm nhiều việc khác, tìm thêm nhiều nguồn kinh phí khác để trang trải. 

Thế nhưng, hành trình càng vất vả thì phần thưởng lại càng quý giá, Tùng vẫn hóm hỉnh khi nhìn lại những được mất của mình sau 4 năm: “Mình hay trêu bạn bè, sao ông giàu thế, có cái này cái kia. Bạn mình đều bảo là, ông có cả chữ S của Việt Nam ở trong đầu rồi, đó là cái về già tụi tôi không có được như ông. Mình thấy mình trưởng thành hơn từ mỗi chuyến đi, mỗi thước phim, những trải nghiệm ấy quý hơn nhiều so với những thứ vật chất thông thường”.

Nguồn: Báo Thanh niên

Nguồn tin: Báo Thanh niên

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More