Theo đó, phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. Nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên sẽ bị xử phạt từ 1,6 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng.
Quy định này được đánh giá là bước tiến vượt bậc nhằm chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Hiện nay (theo quy định tại Nghị định 71/2014/NĐ-CP) chỉ xử phạt đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng là doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có hành vi bán hàng dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh (mức phạt tiền tối đa bằng 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm).
Vậy Giá thành toàn bộ là gì?
Theo quy định tại Khoản 12, Điều 4, Luật Giá năm 2012:
Giá thành toàn bộ của hàng hoá, dịch vụ là giá thành tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ; giá mua hàng hoá, dịch vụ đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại;
b) Chi phí lưu thông để đưa hàng hoá, dịch vụ đến người tiêu dùng.
Ngoài việc bị xử phạt nêu trên, trường hợp bán hàng dưới giá thành toàn bộ mang tính chất cạnh tranh không lành mạnh còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Đồng thời, Nghị định 75/2019/NĐ-CP cũng hướng dẫn rõ việc xác định mức tiền phạt, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.
Nghị định 75/2019/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2019.
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More