Rác thải được phân loại đúng, tái chế được sẽ không phải trả tiền
Trước khi luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thì phí thu gom rác thải được tính theo cơ chế cào bằng, người xả nhiều hay xả ít, phân loại rác hay không phân loại rác đều đóng phí như nhau. Quy định như vậy được nhiều người cho là không công bằng, không tạo động lực để người dân hạn chế xả rác, góp phần bảo vệ môi trường.
Kể từ ngày 1.1.2022, Khoản 1, Điều 79 của luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo hai căn cứ. Thứ nhất, phù hợp với quy định của pháp luật về giá. Thứ hai, dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.
Tuy nhiên, luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng nêu rõ: “chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý”.
Như vậy, quy định tại luật Bảo vệ môi trường 2020 thể hiện khuyến khích các gia đình, cá nhân phân loại rác thải, những loại có thể tái chế để sử dụng thì không phải trả phí, nhưng phải phân loại đúng, còn nếu phân loại sai thì vẫn phải trả phí theo khối lượng.
Chậm nhất năm 2025 phải thực hiện thu phí rác thải theo khối lượng
Bên cạnh đó, tại Điều 75 của luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác.
Các hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại vào các bao bì để chuyển giao. Cụ thể, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi…
Các hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại thì khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt…
Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng nêu lộ trình chậm nhất là ngày 31.12.2024, các quy định về phân loại rác, trả chi phí nếu không phân loại rác đúng, xả rác nhiều phải trả nhiều tiền… phải được thực hiện.
Lê Quân
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More