Quy định ghi âm, ghi hình khi hỏi cung đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2018.
Mục tiêu của Đề án chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 trên phạm vi toàn quốc nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, truy tố và xét xử đảm bảo quyền con người, quyền công dân.
Hiện tại việc ghi âm hoặc ghi hình bị can đã được triển khai thực hiện thí điểm, tuy nhiên để triển khai được trên toàn quốc cần có lộ trình thích hợp.
Quyết định đã đưa ra lộ trình cụ thể để thực hiện Đề án, theo đó mục tiêu năm 2019, sẽ hoàn thành Đề án tổng thể và triển khai đầu tư đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh hỏi cung bị can.
Kể từ ngày 01/01/2020, thực hiện thống nhất ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc.
Trình tự, thủ tục thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018.
Quyết định 1172/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/9/2019.
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More