Print Thứ hai, 30/12/2019 12:07 Gốc

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định cấm: “Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.”, như vậy người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn từ 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở trở xuống sẽ chưa bị xử phạt.

Quy định trên đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 35 Luật phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019: “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (X)” (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). Về quy định tại Luật đã rõ ràng: Từ ngày 01/01/2020, người nào chỉ cần có uống rượu, uống bia hoặc đồ uống có cồn có tạo nên “nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở” thì không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Trong tình huống thực tiễn tới đây, từ ngày 01/01/2020, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn từ 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở trở xuống(P) có thể chưa bị xử lý vi phạm hành chính. Vì theo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định“. Tính đến nay, ngày 30/12/2019, chưa có quy định pháp luật về xử phạt vi phạm đối với người có hành vi vi phạm nêu trên (P) được ban hành.

Để các quy định mới tại Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 đi vào thực tiễn cuộc sống, điều rất cần thiết hiện nay là Chính phủ phải ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định mới phải có quy định rõ hình thức xử lý vi phạm (phạt tiền, xử phạt bổ sung…) với trường hợp vi phạm điều cấm về nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở (X) khi tham gia giao thông đã được quy định tại Luật phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019.

Như vậy, khi Nghị định 46/2016/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực hoặc chưa có Nghị định mới quy định về xử phạt vi phạm đối với người có hành vi “Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn từ 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở trở xuống“, thì chưa thể xử lý vi phạm hành chính người vi phạm ở mức này.

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Từ 01/01/2020, đã có thể xử phạt người uống chút bia rồi lái xe máy?
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác