Giáo dục

Trường học vẫn mở cửa kể cả chỉ có 1 học sinh

Bức ảnh lớp học chỉ đúng 1 học sinh được chụp tại một trường học ở Hải Phòng vào ngày đầu tới trường. Bức ảnh, gợi nhớ tới câu chuyện cả đoàn tàu phục vụ chỉ 1 nữ sinh mấy năm trước.

Cơ quan quản lý Đường sắt của Nhật (JR) từng quyết định đóng cửa ga Kami-Shirataki, thuộc Hokkaido, một trong những khu vực lạnh giá nhất ở Nhật – do có quá ít khách.

Nhưng khi biết có một nữ sinh vẫn đi học bằng tàu. JR đã quyết định ga Kami-Shirataki và cả tuyến tàu này vẫn hoạt động… cho đến khi nữ sinh tốt nghiệp.

Đoàn tàu 3 năm chỉ phục vụ một nữ sinh! Câu chuyện sau đó đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, khơi gợi cảm hứng về sự tận tụy, về giáo dục, và cả việc hiện thực hoá những khẩu hiệu “Không đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau”.

Sự so sánh nào cũng là khập khiễng. Nhưng những lớp học, kể cả chỉ một học sinh, những tuyên bố của ngành giáo dục Hải Phòng: Trường học luôn mở cửa, dù chỉ có một học sinh… thật ra, rất đáng là một chi tiết khơi gợi cảm hứng.

Lớp học chỉ có 1 học sinh ở Hải Phòng. Ảnh: MC.

Dịch bệnh đang bùng phát dữ dội ở Hải Phòng. Trong ngày bức ảnh xuất hiện trên báo Lao động, ngành giáo dục Hải Phòng đã có 22.652 ca mắc, gồm 1.288 giáo viên, 21.364 học sinh. Nhưng chúng ta không thể quay lại để chờ “Zero COVID”.

Đại diện Bộ Y tế, TS Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế vừa xong cũng cho rằng: Việc một số trường học khi phát hiện một vài ca COVID-19 đã đóng cửa là cực đoan, là ảnh hưởng đến việc học tập của các em.

Còn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với ông Albert Bourla, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Pfizer. Thúc đẩy “càng sớm càng tốt” 22 triệu liều vaccine Pfizer cho trẻ em từ 5-12 tuổi.

Và đó là cuộc điện thoại được thực hiện vào đêm hôm 15.2.

Chúng ta đang nỗ lực để làm những điều tốt nhất cho thế hệ trẻ. Từ cuộc điện thoại của Thủ tướng; từ quyết tâm đưa trẻ em tới trường sau 2 năm “bị nhốt” ở nhà vì dịch bệnh; và từ việc những trường học mở cửa dù chỉ có một học sinh.

Câu chuyện lớp học chỉ có một học sinh cũng cho thấy một bộ phận các bậc phụ huynh còn chưa đồng thuận, còn lo ngại khi các cháu còn chưa được tiêm vaccine.

Những lo lắng ấy là chính đáng.

Nhưng ông Giám đốc Sở Giáo dục Hải Phòng đã nói đúng đấy: Việc trẻ đến trường hay trẻ ở nhà thì nguy cơ nhiễm bệnh là như nhau, vì vẫn có tiếp xúc với ông bà, bố mẹ, người thân có nguy cơ mang bệnh…

Người lớn chúng ta không thể cứ nói lo lắng để ngăn không cho con cái đến trường trong khi vẫn ra đường, vẫn đi lễ lạt, vẫn ăn nhậu tiệc tùng và vẫn có nguy cơ mang COVID-19 về nhà.

Anh Đào

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 6-8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ…

08/01/2025

Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc

Virus (hMPV) lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn, hắt hơi, sổ mũi hoặc…

08/01/2025

Tăng cường công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025

Thực hiện Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một…

08/01/2025

Di chuyển thiết bị cẩu tại Cảng Hoàng Diệu phục vụ thi công cầu Nguyễn Trãi

Để bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án đầu tư xây dựng…

08/01/2025

Không khí lạnh tăng cường, vùng núi và trung du Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay (8/1),…

08/01/2025

Bộ Giáo dục chốt phương án thi tuyển vào lớp 10 THPT

Từ năm 2025 sẽ có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT gồm:…

08/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More