Sáng 5.12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị T.Ư 6 khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Truyền đạt chuyên đề đầu tiên về Nghị quyết 27 với nội dung tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc cho biết, T.Ư đặt ra 10 giải pháp, nhiệm vụ trong đó một trong những trọng tâm chính là hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
“Phòng chống tham nhũng thì từ lâu rồi nhưng đây là lần đầu tiên T.Ư đề ra những giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước“, ông Trạc cho hay.
Ông Trạc nhấn mạnh, T.Ư yêu cầu, thực hiện nghiêm nguyên tắc mọi quyền lực đều được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm. Quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao, trách nhiệm càng lớn. Lạm dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm, xử lý vi phạm.
“Bản chất của tham nhũng, tiêu cực là lợi dụng quyền lực. Cho nên chúng ta kiểm soát quyền lực chính là ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực“, ông Trạc nêu.
Bên cạnh đó, Trưởng ban Nội chính T.Ư cũng nhấn mạnh việc phân định trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ phối hợp và tự kiểm soát bên trong từng cơ quan cũng như giữa các cơ quan với nhau, giữa cấp trên với cấp dưới, cấp dưới và cấp trên.
Trong đó, quy định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành pháp trong kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp và của cơ quan tư pháp trong kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, lập pháp…
Thiết chế mới về kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng
Một giải pháp được ông Trạc nhấn mạnh là nghiên cứu thành lập các thiết chế mới về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
“Thiết chế mới như nào thì chúng tôi nghiên cứu 2 năm chưa ra. Khó lắm!”, ông Trạc nói và cho biết, nếu như muốn làm được như Trung Quốc thì cần phải thay đổi lại thể chế, thiết chế bộ máy.
Trung Quốc có cơ quan Ủy ban Giám sát nhà nước, thí điểm một nhiệm kỳ, sau đó ban hành thành luật. Cơ quan này có cả chức năng giám sát, chức năng điều tra. Đây là yêu cầu nghị quyết đặt ra nhưng việc nghiên cứu rất công phu, đòi hỏi phù hợp với thể chế chính trị thực tiễn Việt Nam.
Một giải pháp cũng được ông Trạc nhấn mạnh là thực hiện “4 không” trong phòng chống tham nhũng.
Thứ nhất là “không thể”, tức là hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng. “Đó là cơ chế chính, phòng vẫn phải chặt chẽ”, ông Trạc nói.
Thứ hai là phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh để “không dám” tham nhũng.
Thứ ba là đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức “không cần” tham nhũng, tiêu cực.
“Đương nhiên cái này cũng có phần quan trọng thôi chứ không thể chấm dứt được tham nhũng. Bởi những người tham nhũng vừa rồi đều là những người giàu. Người giàu mà họ cũng tham nhũng lớn. Cái không thứ 4 là phải xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để “không muốn” tham nhũng“, ông Trạc nhấn mạnh.
Lê Hiệp
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More