Y tế

Trước và sau tiêm vaccine phòng COVID-19 nên ăn, uống gì?

Sau khi tiêm, người mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau thì cần chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua… đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và CDC Hoa Kỳ, cùng các chuyên gia dinh dưỡng, người dân trước và sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu năng lượng.

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm phòng, nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm.

Trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 nên ăn, uống gì?

– Giữ cho cơ thể đủ nước 

Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người. Thường xuyên uống nhiều nước giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Nước còn giúp các tế bào loại bỏ độc tố và các nguyên nhân gây bệnh một cách tự nhiên.

Theo Viện Y học Hoa Kỳ (Institute of Medicine), phụ nữ cần uống đủ 2,7 lít nước mỗi ngày, nam giới cần 3,7 lít. Khoảng 20% nước đến từ thức ăn, lượng nước còn lại cần được bổ sung đều trong ngày và phân bố đều trong 4 thời điểm: sau khi thức dậy đến giữa buổi sáng, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, giữa chiều đến giờ ăn tối.

Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người. Ảnh minh họa.

– Ăn thực phẩm nguyên hạt

Nhiều cuộc khảo sát về chế độ dinh dưỡng của người dân trong mùa dịch cho thấy, lượng tiêu thụ các thực phẩm chế biến giàu đường, chất béo tăng cao trong mùa dịch. Các nhà dinh dưỡng cho rằng, tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến chứa chất phụ gia có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Cụ thể, người ăn nhiều thực phẩm chế biến có nguy cơ cao gây béo phì, viêm miễn dịch và kháng insulin, dẫn đến xơ gan, suy gan, rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch.

Thực phẩm nguyên hạt chứa ít chất béo, giúp cơ thể bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Chuẩn bị sẵn sàng thức ăn sau khi tiêm vaccine

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm.

Theo các chuyên gia y tế, sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, tùy theo cơ địa của từng người mà có các phản ứng ở mức độ khác nhau, như: sốt nhẹ, đau mỏi khắp người, đau sưng tại chỗ tiêm… các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau 1-2 ngày.

Để giảm bớt tình trạng này thì ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi, cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh.

– Bổ sung nước cho cơ thể đúng cách

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể lại càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống.

Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung, như: nước chanh, nước cam, nước bưởi ép  để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

– Chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng tốt cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể các chất dinh dưỡng và cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Đồng thời để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng từ nguồn động vật và thực vật.

Một chế độ dinh dưỡng tốt cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể các chất dinh dưỡng và cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Ảnh: Duckickfit.

Rau xanh và quả chín: rau quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng trong đề kháng và miễn dịch cơ thể, nếu thiếu làm giảm sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất khoáng như sắt, kẽm, selen… Theo khuyến nghị về rau xanh và hoa quả chín, thì lượng rau xanh từ 200-300g/người/ngày, quả chín từ 100-200g/người/ngày.

Lựa chọn và chế biến thực phẩm: thực phẩm phải tươi sống, không ăn những thực phẩm gia cầm và gia súc bị chết do nhiễm bệnh. Các thức ăn cần nấu chín kỹ, chế biến dạng lỏng, hay mềm, dễ tiêu hóa; không ăn tái, ăn giỏi, tiết canh, trứng sống…

Sau khi tiêm, người mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau thì cần chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua… đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Những đồ uống, thực phẩm nên tránh

Tránh uống rượu: nên tránh uống rượu sau khi tiêm vaccine COVID-19 vì rượu có thể ức chế miễn dịch, làm cơ thể mất nước. Uống rượu làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn cho việc phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vaccine.

Không ăn thực phẩm nhiều chất béo bão hòa: thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ, như: gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên… chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những tác hại cho sức khỏe.

5 nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19

– Rau có lá màu xanh đậm: những loại rau có màu xanh đậm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp kháng viêm hiệu quả. Một số loại rau được khuyến nghị nên dùng, như: bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, rau bina, rau ngót, rau muống…

– Canh hầm hoặc súp: đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, trong đó đã bao gồm duy trì phản ứng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, một trong những lưu ý quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh là nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh. Canh hoặc súp được phối hợp từ các loại rau củ giàu chất xơ và các gia vị kháng viêm là nhóm thực phẩm đặc biệt có lợi cho đường ruột.

– Hành, tỏi: hành, tỏi là nhóm thực phẩm có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, cung cấp nhiều lợi khuẩn probiotic tốt cho đường ruột, tăng khả năng miễn dịch.

– Nghệ: nghệ là gia vị chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe gồm: các curcuminoid, tinh dầu nghệ, protein, các chất vô cơ, hợp chất vi lượng, chất xơ và tinh bột nghệ, nghệ có tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp bảo vệ não bộ khỏi tình trạng căng thẳng tinh thần.

– Việt quất: việt quất là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cùng với các vitamin như C, B2, B6, E và K, chất xơ… giúp tăng cường nồng độ serotonin, chất dẫn truyền thần kinh, liên quan nhiều quá trình sinh học của cơ thể./.

Phương Phương (Tổng Hợp)

Nguồn tin: BNews

Tin khác

Mức hỗ trợ di dời khẩn cấp với hộ dân chung cư cũ Hải Phòng

HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…

22/12/2024

Triển lãm “Vang mãi khúc quân hành” diễn ra đến hết ngày 27/12/2024

Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…

22/12/2024

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Hải Phòng: Bất động sản Thủy Nguyên đếm ngược ngày “thăng hoa”

Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More