Trước tôm càng đỏ, nhiều sinh vật ngoại lai từng đe dọa hệ sinh thái VN

Từng được coi là coi là đặc sản, sinh vật cảnh hay nguyên liệu thuốc, song ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, đỉa… thực chất lại đe dọa nghiêm trọng tới mùa màng hay hệ sinh thái ở Việt Nam.

Đỉa

Việt Nam từng rộ lên “cơn sốt” đỉa. Người dân khắp các tỉnh thành như Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… đua nhau nuôi đỉa.

Đỉa được thương lái mua với giá hời khiến nông dân ra sức bắt và lên kế hoạch gây nuôi với số lượng lớn, giá khoảng 10.000 đồng/con. Đỉa khô giá 1,3-1,5 triệu đồng/kg.

Đến năm 2011, Tổng cục Thủy sản đã phải có văn bản yêu cầu cấm nhập khẩu đỉa từ Campuchia về Việt Nam, đồng thời cấm việc thu gom, nuôi đỉa trên phạm vi cả nước để xuất đi nước ngoài. Tuy nhiên đến nay, đỉa vẫn là nỗi ám ảnh tại nhiều vùng quê.

Ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng được du nhập vào nước ta từ những năm 1988 để nuôi làm thực phẩm và xuất khẩu, sau đó chúng thoát ra ngoài tự nhiên.

Đến thời điểm hiện tại, có thể nói ốc bươu vàng đang là loài động vật gây hại bậc nhất đối với nền nông nghiệp Việt Nam do chúng có tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh.

Rùa tai đỏ

Ngày 5.3.2010, Cục Nuôi trồng thủy sản cho phép Cty CASEAMEX nhập khẩu 40 tấn rùa tai đỏ từ Mỹ về làm thực phẩm, trong giấy phép nêu rõ yêu cầu phải sử dụng đúng mục đích làm thực phẩm, không được phép nuôi. Tuy nhiên Cty này đã không tiêu thụ làm thực phẩm ngay.

Điều này khiến dư luận dậy sóng vì không chỉ gây hại cho các loài thủy sinh bản địa, loài rùa tai đỏ còn là hiểm họa lớn đối với ngành nông nghiệp, nguy cơ lây truyền vi khuẩn salmonella gây tiêu chảy và thương hàn cho người…

Ngày 10.8.2010, Tổng cục Thủy sản đã phải làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Long đã có kết luận yêu cầu tái xuất, nếu không tái xuất được thì phải giết mổ, chế biến hoặc tiêu hủy toàn bộ số rùa trên ra khỏi Việt Nam trước ngày 31.8.2010.

Cá dọn bể

Cá dọn bể nhập về Việt Nam từ thập niên 1980 qua đường kinh doanh cá cảnh. Loài cá này từng được chế biến thành nhiều món ăn ưa thích của nhiều người nhưng chúng nhanh chóng bị liệt kê vào “danh sách đen” vì độc chiếm nguồn tài nguyên dinh dưỡng, làm thay đổi mạng lưới thức ăn, làm tăng độ đục và gây xói mòn bờ bao thông qua việc xây dựng tổ tại nơi mình sống.

Tháng 3.2018 của Trung tâm Nông nghiệp và Khoa học Sinh học Quốc tế (CABI) đã chỉ ra những tác hại khôn lường do loài cá dọn bể gây ra với môi trường.

Phan Anh Theo Báo Lao động

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More