Trồng nhãn hương chi ở xã Chiến Thắng (An Lão): Hướng đi hiệu quả cao

Mùa nhãn năm
2017 vừa qua, nhiều nông dân ở Xã Chiến Thắng (An Lão) có thu nhập cao nhờ
chuyển đổi vườn chuyên trồng cây cảnh, vải thiều, các loại cây tạp sang trồng
nhãn hương chi, mở hướng phát triển kinh tế vườn bền vững. Sản lượng thu hoạch
nhãn đạt khoảng hơn 200 tấn, giá bán tại vườn 30- 35 nghìn đồng/kg.

Khu vườn của nhà
ông Đỗ Đức Nhạ ở thôn Tân Thắng thu hoạch rải rác nhãn hương chi từ đầu đến
cuối vụ, trừ chi phí còn lãi hơn 50 triệu đồng. Ông Nhạ cho biết, thu hoạch quả
đầu mùa, giá bán được 35 – 40 nghìn đồng/kg. Vào chính vụ, giá bán nhãn hương
chi khoảng 30 – 35 nghìn đồng/kg. Nhiều người mua buôn, mua lẻ đều thích xuống tận
vườn hái nhãn. Vụ nhãn hương chi năm 2017, gia đình thu hoạch 100 cây nhãn, sản
lượng đạt gần 7 tấn.

Chủ tịch Hội Làm
vườn huyện An Lão Nguyễn Thế Phiệt cho biết, gần đây, phong trào trồng nhãn
hương chi được phát triển ồ ạt trong dân. Hiện nay, tại xã Chiến Thắng có
khoảng gần 100 hộ dân trồng cây nhãn hương chi trong các vườn và một số vùng
bãi ven sông. Nông dân thích chuyển đổi từ vườn tạp sang vườn chuyên canh nhãn
hương chi vì kỹ thuật trồng không khó, nhanh cho thu hoạch quả. Ban đầu chỉ có
một số nông dân thử nghiệm trồng vài cây, nhưng sau đó thấy chất đất địa phương
được phù sa ven sông bồi đắp,  phù hợp
trồng loại cây này nên ngày càng mở rộng hơn. Nhãn hương chi trồng ở địa phương
cho chất lượng cao, quả ngọt, vỏ mỏng, cùi dày, thơm mát, bán được giá hơn
nhiều sản phẩm cùng loại được trồng tại các địa phương khác.

Tuy nhiên, ông
Phiệt cũng như nhiều nông dân khác ở địa phương lo lắng về hướng phát triển bền
vững vùng trồng nhãn hương chi này. Trước đây, nông dân xã Chiến Thắng từng
trồng nhiều loại cây chuyên canh như cây cảnh các loại, vải thiều, đào, quất
cảnh… Có thời “hoàng kim” nhất, nhiều nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ
cây cảnh như cau vua; cây sanh, si uốn thế; đào, quất vào dịp Tết… Vùng trồng
cây cảnh của địa phương được nhiều người chuộng mua tìm đến đặt hàng. Song,
hướng phát triển không bền vững. Sau vài năm phát triển ồ ạt, hiệu quả kinh tế
đem lại ngày càng thấp khiến nông dân thấy nản. Các vườn trồng đào, quất, cây
cảnh, vải thiều bị phá bỏ dần để tìm hướng trồng cây mới. Nhiều nông dân trồng
cau vua bị ế không tiêu thụ được, khó thu hồi vốn đầu tư.

Vì vậy, nông dân
xã Chiến Thắng mong muốn các ngành chức năng hướng dẫn kỹ thuật, phòng trừ sâu
bệnh để có thể làm chủ các vườn nhãn cho năng suất cao, chất lượng quả ngon,
bán được giá. Hiện nay kỹ thuật trồng cây hay phòng trừ sâu bệnh đều do bà con
tự học hỏi, nên có thể chưa đúng kỹ thuật, hiệu quả không cao. Mỗi khi thời
tiết bất lợi, phát sinh sâu bệnh hại nhãn khiến năng suất giảm, chất lượng quả
bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, bà con mong muốn thành phố có hướng dẫn quy hoạch
vùng trồng các loại cây ăn quả, dự báo thị trường để không rơi vào tình trạng
trồng tự phát ồ ạt một loại cây rồi “được mùa mất giá”. Hướng dẫn bà con xây
dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá bán hàng chất lượng tại các siêu thị, cửa
hàng nông sản, hoa quả an toàn để thu hút được nhiều người tiêu dùng chuộng
mua.

(An Hương, Báo Hải Phòng 18/01/2018)

Tin khác

Thông tin về vụ cháy tại KCN Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương

Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…

24/11/2024

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More