Y tế

Trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa: Dễ phát sinh bệnh truyền nhiễm

Theo giới chuyên môn, từ tháng 4, khi thời tiết chuyển mùa từ xuân sang hè dễ phát sinh nhiều bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa như: bệnh cúm, bệnh sởi, tiêu chảy, thủy đậu, tay – chân – miệng, sốt xuất huyết…

Có thể gia tăng một số bệnh truyền nhiễm

Trong tháng 3, các bệnh viện trên địa bàn thành phố ghi nhận số ca bệnh tiêu chảy cấp và viêm não vi-rút tăng nhẹ so với tháng trước. Toàn thành phố ghi nhận 3 ca mắc bệnh viêm não vi-rút, tăng 2 ca so với tháng trước, số mắc tích lũy 3 tháng đầu năm là 6 ca. Các bệnh và hội chứng khác đều có số mắc giảm hoặc tăng không đáng kể so với tháng trước và cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong tháng 3 không ghi nhận ca mắc, số mắc tích lũy 3 tháng đầu năm 13 ca, giảm 20 ca so với cùng kỳ năm 2019. Bệnh tay-chân-miệng, toàn thành phố ghi nhận 24 ca mắc trong tháng 3, giảm 21 ca so với tháng trước, số mắc tích lũy 3 tháng đầu năm 120 ca, giảm 85 ca so với cùng kỳ năm 2019. Bệnh sởi, trong tháng 3 ghi nhận 1 ca, giảm 2 ca so với tháng trước, số mắc tích lũy 3 tháng đầu năm 10 ca, giảm 481 ca so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác (ngoài COVID-19), như: cúm A/H5N1, Ebolla không ghi nhận ca mắc.

Nhận định về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong thời gian tới, bác sĩ Nguyễn Thu Hạnh, Phó trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Trung tâm Y tế dự phòng thành phố) cho biết: Hải Phòng là thành phố có 5 loại hình giao thông vận tải, gồm: đường hàng không, đường biển, đường sông, đường bộ và đường sắt. Do vậy, nhu cầu giao lưu, đi lại và vận tải ra vào thành phố rất lớn. Điều này có thể kéo theo nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào thành phố. Bắt đầu từ tháng 4, điều kiện thời tiết đang thuận lợi cho muỗi – véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Vì vậy, nếu công tác kiểm soát không được chú trọng và thực hiện thường xuyên, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Về dịch bệnh tay-chân-miệng, hiện lưu hành tại Hải Phòng với 2 chu kỳ dịch trong năm là từ tháng 4 đến tháng 7 và từ tháng 9 đến 12. Do vậy, thời gian tới, số ca mắc tay-chân-miệng trên địa bàn thành phố có thể gia tăng…

Không để bùng phát dịch bệnh

Theo Giám đốc Sở Y tế Phạm Thu Xanh, để kiểm soát tình hình dịch bệnh, ngành chỉ đạo Khối Y tế dự phòng tập trung thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện, bao vây, khống chế và xử lý triệt để các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm. Các đơn vị tiếp tục thực hiện công tác giám sát dịch chủ động, nhất là các dịch bệnh có số ca mắc gia tăng, như: sốt xuất huyết Dengue, cúm mùa, sốt phát ban nghi sởi… không để dịch bùng phát và có người bệnh tử vong. Đồng thời, thực hiện xử lý các ổ dịch sốt xuất huyết, sốt phát ban nghi sởi/ rubella triệt để; thực hiện công tác báo cáo trường hợp bệnh, báo cáo tuần, tháng đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ Y tế; thực hiện giám sát véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết một số địa phương trọng điểm hoặc có nguy cơ cao…

Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cho biết, thời gian tới, trung tâm tiếp tục phối hợp chặt chẽ trung tâm y tế các quận, huyện tăng cường công tác điều tra, giám sát dịch tễ liên quan đến dịch bệnh COVID-19 và nhiều bệnh truyền nhiễm khác tại các cơ sở khám, chữa bệnh cũng như trong cộng đồng. Qua đó, kịp thời phát hiện các trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm, triển khai các biện pháp chống dịch. Đồng thời, duy trì thường xuyên các hoạt động truyền thông tới cộng đồng các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm để người dân hiểu rõ cách phòng tránh bệnh, tránh hoang mang, lo lắng. Các trung tâm y tế thực hiện giám sát véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết thường xuyên, đánh giá các chỉ số véc-tơ để có biện pháp ứng phó sớm đối với những nơi có sự xuất hiện véc-tơ Aedes Agypti gây bệnh sốt xuất huyết; chủ động giám sát dịch tễ tại các cơ sở điều trị cũng như tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm các ca mắc và xử lý ổ dịch triệt để. Đối với các bệnh truyền nhiễm khác liên quan đến hô hấp, tiêu hóa, phối hợp chặt chẽ cơ sở khám, chữa bệnh để nắm bắt tình hình, chuẩn bị các biện pháp dập dịch nếu số lượng ca nhiễm đông và tăng nhanh.

Theo thống kê của ngành Y tế, năm 2019, toàn thành phố có hơn 1.500 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, gần 1.500 trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệng, hơn 1.310 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, 5.080 trường hợp mắc cúm, gần 1.300 trường hợp mắc bệnh sởi. Một số bệnh truyền nhiễm khác, như: thủy đậu, quai bị, hội chứng lỵ, viêm não vi-rút, ho gà, liên cầu lợn… cũng ghi nhận từ vài chục đến vài trăm ca mắc.

Đông Hải – Ảnh: Minh Tú

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Tin khác

Thông tin về vụ cháy tại KCN Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương

Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…

24/11/2024

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More