Pháp luật

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA)

Quá trình áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp trong các FTA Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập, cụ thể, về Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (gọi tắt là VJEPA), trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp như sau:

 1. Về vấn đề tham vấn, quy định về tham vấn được thể hiện trong Điều 117 của VJEPA, bao gồm những giai đoạn sau:

Giai đoạn yêu cầu tham vấn

Bên khiếu nại có quyền yêu cầu Bên bị khiếu nại tiến hành tham vấn nếu thấy Bên bị khiếu nại có hành động không phù hợp hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình theo các cam kết. Yêu cầu tham vấn phải được lập thành văn bản, nêu rõ hành động cụ thể bị khiếu nại, cơ sở thực tiễn và pháp lý của việc khiếu nại.

Giai đoạn trả lời yêu cầu tham vấn và tiến hành tham vấn

Nếu có yêu cầu tham vấn, Bên bị khiếu nại phải thông báo về việc nhận được yêu cầu tham vấn và tiến hành tham vấn một cách có thiện chí trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn. Trong trường hợp hàng hóa dễ hỏng, thời hạn này là 15 ngày.

Quá trình tham vấn không ngăn cản quyền của các bên được sử dụng các thủ tục tố tụng khác.

2. Về Trung gian hòa giải

Quy định về trung gian hòa giải thể hiện tại Điều 118 của Hiệp định. Các hình thức này có thể bắt đầu và kết thúc vào bất cứ thời điểm nào. Nếu các bên tranh chấp đồng ý, thủ tục trung gian hòa giải có thể tiến hành đồng thời với quá trình tố tụng.

3. Về trình tự thủ tục của Ủy ban trọng tài

Trình tự, thủ tục của Ủy ban trọng tài được quy định trong Điều 121 của Hiệp định. Trình tự, thủ tục làm việc của Ủy ban trọng tài theo cơ chế Việt Nam- Nhật Bản cũng giống như đối với các cơ chế khác, theo đó, các bên tranh chấp gửi hồ sơ đệ trình lên Ủy ban trọng tài. Tiếp đó, các bên sẽ có cơ hội bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trực tiếp trước Ủy ban trọng tài tại các phiên điều trần. Ủy ban trọng tài sẽ căn cứ vào các thông tin được cung cấp, quan điểm được các bên thể hiện và có thể là ý kiến tư vấn của các chuyên gia, để có kết luận về vụ việc và ra các khuyến nghị phù hợp. Các kết luận và khuyến nghị này đồng thời là phán quyết và các bên bắt buộc phải thi hành.

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng: Tiếp tục lan tỏa tinh thần “Lương y như từ mẫu, Thầy thuốc như mẹ hiền”

Sáng 17/7, Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng…

17/07/2024

Thủ khoa của cả nước đạt 29,75 điểm

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, mức điểm cao nhất năm 2024 là thí sinh…

17/07/2024

Sẵn sàng cho Lễ thông xe Dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng

Chiều 16/7, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ kiểm tra công tác…

16/07/2024

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công năm 2024

Sáng 16/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc…

16/07/2024

EVN lỗ thêm 13.000 tỉ đồng nửa đầu năm 2024

Đề cập bức tranh tài chính 6 tháng đầu năm nay, lãnh đạo EVN tiết…

16/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More