Kế hoạch nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân thành phố về vai trò của văn hóa trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hải Phòng, phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của thành phố và đất nước. Đồng thời, cụ thể hóa những nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 và đề ra giải pháp phù hợp gắn với thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Quy hoạch, Chương trình, Đề án, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
Trong đó, mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2030:
Một là, 100% các thiết chế, công trình văn hóa cấp thành phố được đầu tư xây mới và nâng cấp, cải tạo có trang bị cơ sở vật chất hiện đại; các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của thành phố được đầu tư nâng cấp; 100% các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa-Thể thao đảm bảo quy mô, chất lượng theo quy định.
Hai là, 100% di tích quốc gia đặc biệt và 100% di tích quốc gia trên địa bàn thành phố được tu bổ, tôn tạo; 90% số di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xây dựng đề án, chương trình bảo vệ và phát huy giá trị.
Ba là, phấn đấu Quần đảo Cát Bà được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi tên vào Danh mục Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà.
Bốn là, bảo đảm 100% người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, truyền hình của quốc gia và thành phố.
Năm là, 95-96% số hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hóa, 85-90% thôn, tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu văn hóa; 100% quận, huyện, xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, khu thể thao hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng. Kế thừa và phát huy tinh hoa của văn hóa gia đình truyền thống để xây dựng văn hóa gia đình văn minh, hiện đại.
Sáu là, xây dựng chương trình sáng tác, nghiên cứu về văn hóa-nghệ thuật Hải Phòng trong 100 năm (1930-2030) dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Bẩy là, phấn đấu 100% các đơn vị thuộc ngành văn hóa, nhất là các đơn vị quản lý nhà nước về văn hóa thực hiện chuyển đổi số các hoạt động văn hóa-nghệ thuật, thực hành, trình diễn văn hóa nghệ thuật.
Tám là, phấn đấu giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa, nhất là các ngành điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo đóng góp 7% GRDP; mức tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm trung bình đạt 7%.
Chín là, đảm bảo tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu đạt 2% tổng mức chi ngân sách hàng năm.
Để đạt được những mục tiêu đó, UBND thành phố đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới đó là: Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa; hoàn thiện thể chế, chính sách, khung khổ pháp lý; xây dựng con người Hải Phòng phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc; hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa; chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa; tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa; phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển trong lĩnh vực văn hóa.
Hồng Nhung
Tài liệu đính kèm: Kế hoạch số 253/KH-UBND
Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, sáng 28/11, tại khách sạn Pullman, Bộ Khoa…
Đây là chủ đề hội thảo quốc tế hưởng ứng Techfest Việt Nam 2024 diễn…
Thực hiện chương trình công tác năm 2024 và căn cứ tình hình thực tiễn,…
Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy Công an…
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng vừa ký Quyết định 4432/QĐ-UBND thành lập…
Sáng 28/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More