Công nghệ

Triển khai chiến dịch rà quét mã độc 2020: Đảm bảo an toàn cho người dùng trên không gian mạng Việt Nam

Sở Thông tin và Truyền thông vừa phát động triển khai Chiến dịch rà quét xử lý mã độc năm 2020 tới các Sở, ban, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố với mục tiêu đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý của các đơn vị.

Đây là chiến dịch vì cộng đồng được triển khai và thực hiện trên toàn bộ không gian mạng Việt Nam, hướng tới tất cả các cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức; cung cấp các công cụ kiểm tra, xử lý và bóc gỡ mã độc nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng trên không gian mạng, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Ảnh minh họa.

Chiến dịch được thực hiện bởi Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng Quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đồng hành cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước gồm: VNPT, Viettel, CMC, FPT, BKAV, Kaspersky…Theo đó, các phần mềm phòng chống mã độc sẽ được cập nhật, cho phép sử dụng miễn phí tại địa chỉ: https://khonggianmang.vn/chiendich2020.

Thông qua chiến dịch này, sẽ cải thiện mức độ tin cậy của Quốc gia trong hoạt động giao dịch điện tử, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Ông Lê Văn Kiên, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, chiến dịch này hướng đến việc giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm mã độc và giảm 50% địa chỉ IP nằm trong 10 mạng bonet phổ biến, phấn đấu Việt Nam không còn nằm trong báo cáo của các hãng về tỷ lệ lây nhiễm mã độc trong khoảng thời gian nhất định. Chiến dịch sẽ được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là giai đoạn trước chiến dịch gồm việc thống nhất, chuẩn bị kỹ lưỡng cho các kế hoạch, sự kiện bao hàm; giai đoạn 2 là giai đoạn trong chiến dịch, dự kiến kéo dài 1 tháng bao gồm các công đoạn: đánh giá hoạt động 10 mạng botnet lớn cần ưu tiên xử lý, đánh giá mức ISP, xây dựng công cụ hỗ trợ, triển khai công cụ trên diện rộng…; và giai đoạn 3, sau chiến dịch sẽ đánh giá kết quả và dự kiến thực hiện các chiến dịch tiếp theo.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng hiện có vai trò rất quan trọng, nhất là trong quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025.

Theo số liệu thực tế, Việt Nam hiện có khoảng 16 triệu địa chỉ Ipv4, trong đó khoảng 3 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong Danh sách đen của nhiều tổ chức quốc tế; 2 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong các mạng botnet lớn.

Minh Hảo

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Cảnh báo trẻ em bị đuối nước vào mùa hè

Đuối nước thường gặp vào các tháng mùa hè do thời tiết nắng nóng, nguyên…

04/05/2024

Khởi công xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho hộ khó khăn trên địa bàn phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân

Sáng 3/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Lê Chân phối hợp với phường Vĩnh…

04/05/2024

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo thông qua các hội nhóm, nhóm chat đầu tư chứng khoán

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát…

04/05/2024

Huyện Vĩnh Bảo Đưa cầu Lô Đông bắc qua sông Hóa vào sử dụng

Sáng 4-5, UBND huyện Vĩnh Bảo tổ chức thông xe kỹ thuật Dự án xây…

04/05/2024

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm hàng loạt, chủ động trước các…

04/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More