Giáo dục

Triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong các trường học

Chiều 8/11, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố có Văn bản số 2457 về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong các trường học trên địa bàn thành phố.

Theo đó, hiện dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn thành phố. Đặc biệt ở nhiều địa phương, nhiều cấp học, nhiều trường học đã có các ca nhiễm bệnh và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát lây lan. Tính đến 16 giờ ngày 8/11, có 12 ca F0 là học sinh của 5 trường ở 4 quận, huyện.

Để bảo đảm thống nhất trong triển khai áp dụng các biện pháp thích ứng linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, Sở GD-ĐT đề nghị UBND các quận, huyện chỉ đạo Phòng GD-ĐT, các trường THPT, trường phổ thông nhiều cấp học, các đơn vị trực thuộc chuẩn bị sẵn sàng, chuyển từ dạy học trực tiếp sang hình thức dạy học trực tuyến trong trường hợp tại đơn vị giáo dục có cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh thuộc diện F0, F1.

Ngành GD-ĐT thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác phòng ,chống dịch, bệnh, sẵn sàng chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến khi có yêu cầu.

Đối với các cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS: Hiệu trường các trường kịp thời báo cáo Phòng GD-ĐT để xin ý kiến UBND các quận, huyện về việc tạm dừng dạy học trực tiếp và chuyển sang dạy học trực tuyến đối với từng lớp, một số lớp hoặc toàn trường (trong trường hợp cấp bách, Hiệu trưởng quyết định và chịu trách nhiệm việc tạm dừng dạy học trực tiếp và chuyển sang dạy học trực tuyến và báo cáo ngay với Phòng GD-ĐT).

Đối với các trường THPT, trường phổ thông nhiều cấp học (cả công lập và ngoài công lập), Hiệu trưởng các trường kịp thời báo cáo Sở GD-ĐT để xin ý kiến về việc tạm dừng dạy học trực tiếp và chuyển sang dạy học trực tuyến đối với từng lớp, một số lớp hoặc toàn trường (trong trường hợp cấp bách Hiệu trưởng quyết định và chịu trách nhiệm việc tạm dừng dạy học trực tiếp, chuyển sang dạy học trực tuyến và báo cáo ngay với Sở GD-ĐT)…

Các trường dạy học trực tiếp thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch năm học, song cần chú trọng thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT, thành phố và Sở GD-ĐT; chấp hành nghiêm chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, cơ quan y tế địa phương trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và đặc biệt là gia đình học sinh để tránh hoang mang, hợp tác với nhà trường và lực lượng y tế trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời công khai số điện thoại, thiết lập kênh liên lạc để cung cấp thông tin, phát hiện csc vi phạm công tác phòng, chống dịch; chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh tuyệt đối không tự ý đăng tin, bình luận các thông tin không chính xác về dịch bệnh COVID-19 trên các diễn đàn, mạng xã hội.

Quán triệt tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh hạn chế tham dự các sự kiện tập trung đông người, hạn chế đi đến các vùng lân cận đang có dịch bùng phát nếu không thật sự cần thiết.

Yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh thực hiện nghiêm túc việc khai báo lịch sử di chuyển, tiếp xúc để kịp thời phát hiện các yếu tố dịch tễ có nguy cơ, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để xử lý theo đúng quy định, hướng dẫn của cơ quan y tế. Trong đó khuyến khích việc khai báo hằng ngày, lập danh sách, thống kê, theo dõi, giám sát.

Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục tăng cường quản lý công tác dạy thêm, học thêm theo Công văn 2520/SGD ĐT. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên. Các phòng GD-ĐT đặc biệt chú trọng phối hợp với lực lượng y tế trong việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trước dịch bệnh đối với các trường Mầm non, Tiểu học có tổ chức ăn nghỉ bán trú.

Các Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục kỹ năng sống và Hoạt động ngoài giờ chính khóa, Trung tâm tư vấn du học… căn cứ tình hình dịch bệnh của địa phương, UBND hoặc Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 quận, huyện chỉ đạo tạm dừng hoạt động theo thẩm quyền. Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra đối với các trung tâm trên.

Các đơn vị giáo dục tổ chức hoạt động kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, kỷ niệm ngày thành lập trường, ngày truyền thống, gặp mặt… phải bảo đảm giãn cách tối đa số lượng người tham dự (đặc biệt tránh tình trạng tập trung cựu giáo viên, cựu học sinh trở về từ các địa phương có dịch), tuân thủ tuyệt đối các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện nếu để lây nhiệm dịch, bệnh COVID-19 trong quá trình chuẩn bị, tổ chức các hoạt động nói trên./.

Tin và Ảnh: Bùi Hạnh

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More