Theo đó, Chi cục Văn thư – Lưu trữ thành phố đã tiếp nhận 776 hồ sơ của cán bộ quê quán thành phố Hải Phòng đi B giai đoạn 1955 – 1975 từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Từ tháng 7-11/2019 toàn thành phố đã rà soát được 366 thông tin về cán bộ hoặc thân nhân cán bộ có hồ sơ đi B. Trong đó có 10 trường hợp đã hi sinh trong chiến tranh, 52 trường hợp mất sau ngày giải phóng.
Ngày 18/12/2014, Sở Nội vụ tổ chức trao trả 356 hồ sơ cán bộ đi B quê quán Hải Phòng (đợt 1).
Năm 2019, tại điểm cầu truyền hình trực tiếp “Xuân ước vọng”, Sở Nội vụ đã trao 5 hồ sơ cho cán bộ và thân nhân cán bộ đi B; 3 hồ sơ được cán bộ đi B đến tiếp nhận trực tiếp tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ thành phố.
Đến nay, Chi cục Văn thư – Lưu trữ đã tiếp tục rà soát được 183 thông tin về cán bộ và thân nhân cán bộ có hồ sơ đi B. Trong đó có 2 trường hợp đã hy sinh trong chiến tranh, 37 trường hợp đã mất sau ngày giải phóng.
Tại buổi lễ, đồng chí Phạm Hồng Hà, Phó Giám đốc phụ trách Sở Nội vụ đã trao danh mục hồ sơ cán bộ đi B của từng địa phương cho đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ của 14 quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Giám đốc phụ trách Sở Nội vụ Phạm Hồng Hà ghi nhận sự nỗ lực của cán bộ, công chức, viên chức Chi cục Văn thư – Lưu trữ trong việc rà soát hồ sơ cán bộ đi B. Đồng chí nhấn mạnh: việc trao trả hồ sơ cán bộ đi B là hành động thiết thực thể hiện sự tri ân đối với những người có công với đất nước, nhằm động viên cán bộ, thân nhân cán bộ đã đóng góp, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đây cũng chính là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Đồng thời, Phó Giám đốc phụ trách Sở Nội vụ Phạm Hồng Hà đề nghị Chi cục Văn thư – Lưu trữ tiếp tục rà soát các hồ sơ cán bộ đi B còn lại, đăng tải thông tin cán bộ đi B quê quán thành phố Hải Phòng giai đoạn 1955 – 1975 lên Cổng thông tin điện tử thành phố. Phòng Nội vụ quận, huyện tích cực tham mưu cho lãnh đạo quận, huyện tổ chức trao hồ sơ cán bộ đi B của địa phương trong dịp kỷ niệm 72 năm Ngày thương binh liệt sỹ.
Cán bộ đi B là những cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết, tham gia lao động sản xuất tại miền Bắc và những cán bộ miền Bắc theo yêu cầu của cách mạng, đã vào Nam công tác theo đường dân sự. Vì điều kiện chiến tranh, nên tất cả các cán bộ được Ðảng, Nhà nước lựa chọn đều phải đi theo con đường bí mật, phải để lại toàn bộ hồ sơ, giấy tờ. Khi miền nam được giải phóng, toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của khoảng 55 nghìn cán bộ được chuyển giao cho Ban Tổ chức Trung ương quản lý, đến năm 1981, số hồ sơ này được chuyển cho Cục Lưu trữ Nhà nước. Việc trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhằm giúp các địa phương giải quyết chế độ chính sách cho người hoạt động cách mạng, thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More