Tổng kiểm tra, xử phạt nhà hàng, siêu thị kinh doanh tôm hùm đỏ

Trước tình trạng tôm hùm đỏ ngoài danh mục “đại náo” thị trường Việt Nam qua hệ thống nhà hàng và mạng online, Chính phủ yêu cầu xử phạt nghiêm theo quy định pháp luật.

Nhập khẩu, tiêu thụ bất hợp pháp

Trao đổi với PV Báo Lao Động sáng 21.5.2019, ông Trần Đình Luân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) nhấn mạnh: Tôm hùm đỏ (tôm hùm đất, tôm càng đỏ) được đưa vào Việt Nam tiêu thụ làm thực phẩm tại một số địa phương là loài thủy sinh ngoại lai, ăn tạp, đào hang sâu, có sức chống chọi và thích nghi cao.

“Giống tôm này ăn rất tạp, có thể ăn cả cá, tôm, cua, còn cắn cả lúa, phá hoại mùa màng nên nếu thoát  ra môi trường sẽ là gây hại rất lớn vì khó tiêu diệt (tôm này có thể đào hang lẩn trốn lâu ngày, sinh sôi khỏe và nhanh nên có thể nhân giống nhanh – PV). Theo Nghị định 26, giống tôm này không được phép kinh doanh ở Việt Nam, còn theo thông tư của Bộ TNMT thì đây là giống ngoại lai xâm hại”, ông Trần Đình Luân nói.

“Về thẩm quyền xử lý trong việc kinh doanh giống tôm ngoại lai này, thuộc thẩm quyền của Tổng cục Quản lý Thị trường (QLTT) và chúng tôi được biết Tổng cục QLTT đã có văn bản chỉ đạo về vấn đề này”, ông Trần Đình Luân cho biết.

Theo ông Trần Đình Luân, tôm càng đỏ đang được nhập lậu vào Việt Nam qua đường biên mậu tiểu ngạch từ Trung Quốc. Từ khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc leo thang, loại tôm này từ Trung Quốc không xuất đi Mỹ được nên các tư thương của Trung Quốc đẩy mạnh bán sang Việt Nam.

Là loài không có trong danh mục kinh doanh và cấm nuôi ở Việt Nam, nên tôm hùm đỏ được nhập khẩu vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Ngoài 1 cơ sở tại Đồng Tháp đã bị xử lý (xử phạt hành chính, tiêu hủy toàn bộ tôm bằng việc phun thuốc), hiện nay loài tôm này không nuôi ở Việt Nam.

Sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý

Thông tin tới PV Báo Lao Động, ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT khẳng định: “Chỉ đến khi có văn bản của Bộ NNPTNT chúng tôi mới biết giống tôm này là ngoại lai, gây hại môi trường.

Ngay sau khi nhận được văn bản, lập tức chúng tôi đã có công văn gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm” – ông Trần Hữu Linh nói.

Theo đó, ngành QLTT sẽ tăng cường công tác quản lý địa bàn, rà soát, chủ trì, phối hợp kiểm tra hệ thống siêu thị; cửa hàng, hộ kinh doanh thủy hải sản; nhà hàng, khách sạn kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng… và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Cục QLTT các tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quang Ninh chỉ đạo lực lượng QLTT tập trung phối hợp với các lực lượng chức năng như Hải quan, Biên phòng tăng cường kiểm tra, giám sát các đường mòn lối mở, các điểm tập kết thu mua thủy hải sản tại các tuyến vận tải trọng điểm để ngăn chặn đưa giống tôm nguy hiểm này vào thị trường nội địa.

“Ngoài ra, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như công an, thanh tra các sở NNPTNT, Chi cục thủy sản, Chi cục QL chất lượng nông lâm thủy sản, BQL các chợ để kiểm tra chặt chẽ nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng này sẽ xử lý nghiêm minh theo pháp luật”, ông Trần Hữu Linh khẳng định.

Khánh Vũ Theo Báo Lao động

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Khởi công CCN Tiên Cường II (Tiên Lãng)

Sáng 18-5, tại xã Tiên Cường (huyện Tiên Lãng) Công ty CP Đầu tư hạ…

18/05/2024

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama ‘Chiến dịch Điện Biên Phủ’

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định…

18/05/2024

Toàn văn Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành…

18/05/2024

Phòng An ninh kinh tế Công an thành phố: Nỗ lực đảm bảo ANTT, ATGT khu vực Ga Hải Phòng

Ga Hải Phòng là nhàga loại I của ngành đường sắt Việt Nam, là đầu…

18/05/2024

Bộ Y tế nói gì về đề xuất thí điểm thuốc lá nung nóng của Bộ Công Thương?

Tất cả các sản phẩm thuốc lá đều gây hại đối với sức khỏe. Việc…

18/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More