Print Thứ Sáu, 21/02/2020 12:06 Gốc

Căn cứ Luật thú y số 79/2015/QH13; thực hiện Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 283/2016/TT – BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, khử trùng tiêu độc cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật; Thực hiện Công văn số 424/UBND-NN ngày 25/01/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc giá dịch vụ tiêm phòng trong lĩnh vực thú y.

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chủ yếu do chó, mèo mắc bệnh cắn và truyền lây cho người, các địa phương cần tổ chức chỉ đạo tốt công tác tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi và quản lý chặt chẽ giấy chứng nhận tiêm vắc xin phòng bệnh Dại; thống nhất một loại giấy chứng nhận tiêm vắc xin phòng Dại trên địa bàn thành phố: mặt trước của giấy chứng nhận tiêm phòng dại do Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn ký tên, đóng dấu và có dấu giáp lai của Chi cục Chăn nuôi và Thú y giữa hai liên giấy chứng nhận; mặt sau là các quy định và hướng dẫn quản lý chó, mèo nuôi của cơ quan chuyên môn.

Để chủ động phòng chống bệnh Dại cho động vật, nhằm ngăn chặn bệnh Dại từ động vật lây sang người; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn thành phố năm 2020.

– Thời gian tiêm phòng từ ngày 01/3/2020 – 30/5/2020; hàng tháng tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh; chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm chính hoặc chó, mèo đã hết thời gian miễn dịch bảo hộ theo quy định.

– Giá dịch vụ tiêm phòng bệnh Dại: 22.000 đồng/lần/con (Hai mươi hai nghìn đồng); giá thu trên đã bao gồm tiền công tiêm; vắc xin, bảo quản, hao hụt, vận chuyển vắc xin; hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp; thuế và các chi phí khác có liên quan.

– Phạm vi áp dụng: Giá trên dịch vụ áp dụng tại các điểm tiêm tập trung, quy định cho tất cả các huyện, quận trên địa bàn thành phố.

* Để đợt tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả cao đòi hỏi các địa phương và cơ quan chuyên ngành triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp:

Các địa phương

– Củng cố và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật; chỉ đạo triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn quản lý có sự tham gia của cán bộ Thú y, Y tế, Công an.

– Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của bệnh Dại do chó, mèo mắc Dại cắn gây ra; đồng thời chỉ đạo tiêm phòng bắt buộc vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi nhằm khống chế ngăn chặn dịch, góp phần hạn chế thấp nhất số người tử vong do chó, mèo mắc Dại cắn.

– Chỉ đạo tổ chức điều tra, thống kê đàn chó, mèo nuôi đến từng hộ dân; lập danh sách số lượng chó, mèo nuôi trên địa bàn từng xã, phường, thị trấn; xây dựng kế hoạch và đăng ký số lượng vắc xin tiêm phòng với Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

– Thực hiện việc đôn đốc nhân dân đưa chó, mèo đến điểm tiêm phòng và tổ chức kiểm tra xử lý chó không tiêm phòng theo quy định; chịu trách nhiệm về kết quả, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó, mèo tại các địa phương; tuyên truyền giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức để người dân tích cực tham gia công tác phòng chống bệnh Dại cho người và động vật.

– Thực hiện thanh quyết toán tiêm phòng theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

– Cung ứng, bảo quản, cấp phát vắc xin, giấy chứng nhận tiêm phòng.

– Tổ chức thanh, kiểm tra việc sử dụng vắc xin đúng quy trình kỹ thuật; chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở thực hiện việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi tại các địa phương đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

– Thực hiện công tác thu, chi, quyết toán nguồn thu dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh dại theo quy định của pháp luật.

Chủ vật nuôi

– Phải đăng ký việc nuôi chó, mèo với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư.

– Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người người dắt.

– Nuôi chó tập trung phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.

– Chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo và thanh toán dịch vụ tiêm phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi theo đúng quy định.

– Thường xuyên theo dõi chó, mèo nuôi; trường hợp phát hiện chó, mèo có biểu hiện bất thường phải báo ngay cho chính quyền và cơ quan thú y; không ăn thịt chó, mèo mắc bệnh, ốm, chết bệnh; không vất xác chó, mèo ra nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ lây lan mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho động vật và người.

– Lưu giữ giấy chứng nhận tiêm vắc xin phòng bệnh dại và xuất trình khi có yêu cầu của chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn./.

Một số hình ảnh trong đợt tiêm phòng dại chó, mèo

Nguồn: Văn Phòng Sở, Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Toàn thành phố triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác