Y tế

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam đang ở mức báo động rất cao

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, thời gian tới, việc đánh giá tình hình dịch, kiểm soát dịch sẽ khó khăn hơn trước, có thể xuất hiện thêm ổ dịch, nguồn lây chưa biết, chưa kiểm soát được.

Các địa phương phải chủ động năng lực xét nghiệm

Chiều 7/5, tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá: Đợt dịch COVID-19 lần này phức tạp hơn các đợt dịch trước, có đa ổ dịch, đa nguồn lây, đa chủng (với chủng của Anh và Ấn Độ) nên tốc độ lây nhiễm tăng cao hơn so với các đợt dịch trước.

Theo đó, các địa phương phải đặt trong trạng thái không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Các địa phương phải nâng cao năng lực, công suất xét nghiệm, chủ động về mặt xét nghiệm, đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống dịch lan rộng trong cộng đồng. Đây là điểm yếu của tất cả chứ không riêng địa phương nào. Vì thế, Bộ Y tế liên tục nhắc nhở các địa phương vấn đề này.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định, Việt Nam đảm bảo đủ sinh phẩm chẩn đoán, xét nghiệm cho tất cả các phương pháp. Bộ Y tế cũng ban hành các văn bản về phương thức giám sát mới, tăng tính chủ động cho các địa phương, cho phép dùng kháng nguyên nhanh cho sàng lọc.

Về đối tượng sàng lọc, các địa phương cần mở rộng đối tượng nguy cơ cao, nơi có nguy cơ cao; tầm soát định kỳ, thường xuyên với khu vực nguy cơ cao. Bộ Y tế đã tiếp tục có hướng dẫn địa phương sử dụng phương pháp này, kể cả với đối tượng nhập cảnh, giám sát, tầm soát cộng đồng.

Về phương pháp xét nghiệm gộp mẫu, hiện Bộ Y tế đã có hướng dẫn và đề nghị các địa phương phải tích cực, chủ động, nếu trên địa bàn của mình việc xét nghiệm Realtime RT-PCR còn hạn chế thì phải sử dụng phương pháp kháng nguyên nhanh.

Độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp kháng nguyên nhanh với các xét nghiệm RT-PCR hay gộp mẫu là tương đương nhau“, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.

Theo đó, các bệnh viện phải phải mở rộng, tầm soát những người có nguy cơ, các khu vực trọng yếu như cấp cứu, chạy thận nhân tạo… Nhân viên y tế khu vực này phải xét nghiệm định kỳ và thường xuyên vì chỉ có xét nghiệm mới phát hiện ra được ca bệnh COVID-19.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, thời gian tới, việc đánh giá tình hình dịch, kiểm soát dịch sẽ khó khăn hơn trước, có thể xuất hiện thêm ổ dịch, nguồn lây chưa biết, chưa kiểm soát được.

Nguy cơ dịch tại các bệnh viện tuyến cuối

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, hiện nguy cơ dịch xâm nhập vào các bệnh viện tuyến Trung ương (tuyến cuối) cao hơn rất nhiều so với các địa phương vì bệnh viện Trung ương là tổng hợp các bệnh nhân từ các địa phương chuyển lên.

Bộ Y tế đã có các công điện khuyến cáo mạnh mẽ hạn chế người đến khám đến bệnh viện tuyến Trung ương mà chủ yếu nên khám và điều trị ở tuyến cơ sở. Hiên nay, Bộ Y tế đã áp dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa (telehealth) để giúp y tế tuyến cơ sở điều trị những ca bệnh lâu này thường điều trị ở tuyến trung ương; cùng đó hạn chế tối đa việc thăm bệnh nhân.

Các cơ sở cũng cần chú ý liên tục bảo vệ các khu vực trọng yếu như các phòng khám, phòng cấp cứu, chạy thận nhân tạo… vì đây là những khu vực khi dịch xâm nhập vào thì việc điều trị sẽ rất khó khăn.

Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn về cách ly khoa với khoa, phòng với phòng, khi nào cách ly khoa, phong tỏa bệnh viện… Đồng thời cho phép kê đơn thuốc 3 tháng với các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, để họ không phải đến cơ sở y tế để lĩnh thuốc.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh, việc đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19 ở các bệnh viện là trách nhiệm của các địa phương. Nếu cơ sở nào không đáp ứng an toàn, không tuân thủ phòng chống dịch thì sẽ phải lập tức cho dừng hoạt động.

Về công tác cách ly, những cơ sở nào đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế thì mới cho phép nhận người cách ly, không đủ điều kiện là cho dừng, sẽ không có sự “nhân nhượng, xuề xòa, dễ dãi“.

Vừa qua, Việt Nam thực hiện đưa công dân về nước, với hơn 100.000 người, có những chuyến bay có tới 10 người dương tính, điều này gây khó khăn cho địa phương, nhưng không thể vì thế mà biện luận cho việc quản lý cách ly, bàn giao cách ly…

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị các địa phương phải kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch, coi như địa phương đang trong dịch, để khi xảy ra không bối rối, bỡ ngỡ. Bộ Y tế đã yêu cầu rà soát lại hết các cơ sở y tế trên toàn quốc để chuẩn bị cho các tình huống.

Theo đó các địa phương cần chú ý 3 điểm yếu là: Xét nghiệm, cách ly và điều trị. Bộ Y tế đã có hướng dẫn về thiết lập bệnh viện dã chiến theo Nghị định của Chính phủ. Cùng đó, chuẩn bị cơ sở cách ly trong tình huống bắt buộc cách ly nhiều người trong thời gian ngắn, thực tế nhiều nơi lúng túng.

Chúng ta đang được đặt trong tình trạng báo động rất cao. Vì vậy chúng ta phải liên tục trong trạng thái cảnh giác cao độ, phải làm hết sức, hết mình“, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cảnh báo.

PV/Báo Tin tức

Nguồn tin: Báo Tin tức

Tin khác

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

Thiệt hại 1,5ha rừng do cháy rừng tại núi Mã Chàng, xã Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên)

Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…

20/12/2024

Tổng kết và trao giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” năm 2024

Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…

20/12/2024

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ thông xe đường Đỗ Mười kéo dài

Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More