Khó đủ mọi đường
Nhìn lại khoảng thời gian đầu năm, việc thực phẩm khan hiếm và giá cả đắt đỏ là câu chuyện đã thành thông lệ, bởi mọi nguồn lực dồn cho nhu cầu tết Nguyên đán truyền thống trước đó. Tuy nhiên, khi chưa kịp hồi phục, bắt đầu từ tháng 3, thị trường thực phẩm chao đảo khi hứng chịu nhiều tác động tiêu cực.
Trước hết nói về lưu thông, xăng dầu là yếu tố cấu thành chủ yếu cước vận chuyển, từ đó tác động lên giá thành hàng hóa tính đến đầu mối phân phối bán lẻ. Trong khi đó, thị trường Hải Phòng không có nhiều thế mạnh về nguồn cung tại chỗ, mà phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực bên ngoài, bao gồm cả các loại rau củ quả, thịt gia súc gia cầm, cho đến thực phẩm chế biến.
Cụ thể về nguồn cung, đơn cử chỉ là nhóm hàng rau củ quả, thành phố cũng chỉ có thể tự cung một phần nhu cầu thị trường. Còn lại các loại rau củ quả khác đều phải nhập từ các địa phương lân cận, nhiều nhất là Hải Dương, một phần từ các tỉnh phía Nam và Trung Quốc. Đối với thực phẩm chế biến thì hầu như Hải Phóng “trắng” nguồn cung tại chỗ, ngoài một số sản phẩm truyền thống như giò chả, bún bánh, nước mắm…
Như đã nói ở trên, do nguồn cung bị đội chi phí từ giá xăng dầu, dẫn đến giá tại thị trường thành phố tăng rất mạnh. Khảo sát cho thấy, so với mức giá dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tính ở thời điểm đỉnh giá trong năm, nhóm rau xanh tăng gấp hai lần, nhóm thịt tăng khoảng 30%, nhóm thực phẩm chế biến tăng bình quân 30%, cá biệt như dầu ăn tăng tới trên 70%. Bên cạnh đó, việc giá tăng, nguồn cung giảm còn bị tác động bởi nhiều nguyên nhân cộng hưởng khác.
Cùng thời điểm, việc Trung Quốc đóng cửa biên giới trong thời gian dài để phòng chống Covid-19, đã khiến nguồn thực phẩm nhập từ nước bạn bị đứt đoạn. Nhưng nghiêm trọng hơn là nguồn nhập các nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất bị ngưng trệ, đẩy giá các loại phụ gia chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật lên cao. Chỉ tính riêng thức ăn gia súc gia cầm, do chi phí đầu vào cao nên các trang trại không thể hạ giá vật nuôi kể cả khi giá xăng dầu giảm mạnh, bởi quá trình đầu tư giá cao đã được thực hiện.
Chưa hết, giá cao, nguồn cung thiếu cũng bị tác động bởi nhu cầu thị trường tăng mạnh so với những năm gần đây, do việc mở cửa trở lại các ngành du lịch, dịch vụ. Điều này có thể thấy rõ trong đợt tăng giá hồi đầu mùa du lịch trong các tháng 4 và tháng 5/2022 vừa qua. Chưa kể đến yếu tố tác động cục bộ từng thời điểm của thời tiết.
Dấu hiệu phục hồi tích cực
Đến nay thị trường thực phẩm thành phố đang phục hồi khá tốt. Ở khu vực chợ truyền thống, nguồn rau xanh đã dồi dào. Bà Phạm Thị Dung, một tiểu thương ở huyện Kim Thành (Hải Dương) chuyên cung cấp rau cho thị trường Hải Phòng chia sẻ, so với tháng trước giá rau xanh có lá đã giảm một nửa, cụ thể cá loại rau có lá như các dền, cải, mồng tơi… hiện bán giao cho các đầu mới chỉ là 5.000 đồng/bó, giá bán lẻ dao động từ 7.000 đồng đến 9.000 đồng/bó.
Các loại rau củ có thời gian bảo quản tốt hơn và vận chuyển an toàn hơn cũng giảm bình quân 70%, có thể kể như bắp cải giảm từ giá cao nhất 18.000 nghìn đồng xuống hiện còn 10.000 đồng/kg, bí đao từ 20.000 đồng xuống còn 12.000 đồng/kg, đậu co-ve từ 35.000 đồng xuống còn 20.000 đồng/kg… Các loại củ quả dạng rau khác như cà chua, dưa chuột, cà rốt, su hào… cũng đang giảm với cường độ khá mạnh.
Về thịt, theo bà Nguyễn Thị Hằng, một tiểu thương ở xã Khởi Nghĩa (Tiên Lãng) chuyên giao thịt lợn trong nội thành, vào thời điểm đầu năm, giá lợn hơi có lúc xuống chỉ còn dưới 60.000 đồng/kg, giá thịt xuống 90.000 đồng/kg; đến giữa năm giá lợn hơi tăng rất mạnh và liên tục, lên trên 70.000 đồng/kg, dẫn đến giá thịt trở lại mức cao bình quân 130.000 đồng/kg trong thời gian dài. Gần đây, giá thịt lợn bắt đầu giảm, nhưng mức giảm chậm hơn so với những thực phẩm khác, hiện được bán lẻ bình quân 115.000 đồng/kg.
Trong khi giá thịt gia cầm như ngan, gà, vịt cũng đã giảm đáng kể, cụ thể giá thịt gà ta 110.000 đồng/kg so với mức 130.000 đồng trước đó, giá ngan hiện được bán 95.000 đồng/kg so với giá đỉnh đã được thiết lập là 130.000 đồng/kg, riêng giá trứng gia cầm chỉ giảm nhẹ. Đối với thủy sản, do nguồn cung tại chỗ của Hải Phòng luôn được đảm bảo nên ít biến động hơn, ngoài đợt tăng cục bộ đối với nhóm đặc sản diễn ra trong thời gian du lịch sôi động.
Theo phân tích, thị trường thực phẩm thành phố phục hồi trước hết là do giá xăng dầu giảm mạnh, tiếp đó giao thương biên giới Việt-Trung thời gian qua cũng đang bình thường trở lại. Nhưng nguyên nhân tác động tích cực nhất có lẽ chính là sự điều chỉnh mạnh mẽ từ chính sách vĩ mô, được Quốc hội và Chính phủ tiến thành quyết liệt trong thời gian qua. Bên cạnh đó, hoạt động chuỗi từ sản xuất-lưu thông-phân phối của đội ngũ các tiểu thương đã rất nhanh nhạy, kịp thời khai thác tái tạo cung ứng, đã giúp cân bằng thị trường.
Những tín hiệu vui đã phát lộ, đem lại sự an tâm cho người tiêu dùng trong bối cảnh thu nhập chưa được cải thiện. Tuy nhiên, giữa vòng xoáy tác động kép, thời gian tiếp theo cũng tiềm ẩn những vấn đề rất khó dự báo. Vì vậy, nỗ lực bình ổn thị trường, nhất là cân đối cung-cầu vẫn cần phải tập trung cao.
Lê Minh Thắng
Sáng 7.1, Hội đồng Anh và IDP đồng loạt cho biết sẽ 'chuyển đổi sang…
UBND thành phố vừa ban hành Kế hoạch 149/KH-BCH về triển khai công tác bảo…
Vào khoảng 14 giờ 30 ngày 6/1, một đám cháy bùng phát tại khu vực…
Cơ quan khí tượng dự báo khoảng ngày 8.1, một đợt không khí lạnh sẽ…
Sáng 06/01, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng…
Giành chức vô địch Asean Cup 2024 sau 2 trận chung kết thắng Thái Lan…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More