Theo Thông tư, việc ưu tiên được thực hiện trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sau đây: Dự án đầu tư, mua sắm ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; các hoạt động thuê, mua sắm ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên hoặc lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án.
Sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên phải đáp ứng các tiêu chí chung như sau: Có chi phí sản xuất trong nước đáp ứng quy định ưu đãi theo quy định pháp luật về đấu thầu; có tài liệu kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt; có cam kết hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành, bảo trì, nâng cấp và dịch vụ hậu mãi của nhà cung cấp.
Sản phẩm phần cứng được ưu tiên là sản phẩm phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí gồm:
Các chức năng, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hoặc quy định, hướng dẫn của cơ quan nhà nước (nếu có).
Do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam sáng tạo hoặc thiết kế hoặc sản xuất tại Việt Nam. Việc sáng tạo, thiết kế được thể hiện thông qua bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hoặc các tài liệu khác chứng minh cho việc sáng tạo, thiết kế quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
Tiêu chí về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn bảo mật của sản phẩm: Sản xuất bởi tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO 9001 được cấp bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tương đương.
Tỷ lệ chi phí cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm trên tổng doanh thu sản phẩm đó của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất đạt từ 1% trở lên.
Tiêu chí cụ thể đối với sản phẩm phần mềm được ưu tiên
Sản phẩm phần mềm được ưu tiên phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí:
Các chức năng, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hoặc quy định, hướng dẫn của cơ quan nhà nước (nếu có).
Do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn sau: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế quy định tương ứng tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là người Việt Nam và được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tiêu chí về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn bảo mật của sản phẩm: Sản phẩm do tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam sản xuất có Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO 9001 được cấp bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký.
Tỷ lệ chi phí cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm trên tổng doanh thu sản phẩm đó của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất đạt từ 3% trở lên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2021.
Tài liệu đính kèm: Thông tư số 40/2020/TT-BTTTT.
Lan Phương
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More