Kinh tế

Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố

Tăng cường hoạt động phối hợp trên cơ sở đảm bảo cân bằng lợi ích các bên nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc chuyển tải vốn kịp thời đến các hộ nông dân, giúp thực thi tốt chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 5 năm chương trình phối hợp triển khai thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020, vừa qua. Hội nghị do Hội Nông dân phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố tổ chức.

Theo báo cáo đánh giá của Hội Nông dân thành phố, 5 năm qua (2016-2020), thông qua chương trình phối hợp cho vay vốn Ngân hàng, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn các huyện, quận đã hỗ trợ cho trên 600 lượt hội viên được vay vốn, giải quyết cho khoảng 1500 hội viên nông dân có việc làm và thu nhập ổn định. Một số cơ sở Hội, Tổ vay vốn và Hội viên nông dân đã thực hiện và sử dụng vốn vay đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và chăn nuôi với quy mô trang trại áp dụng công nghệ hiện đại, lợi nhuận thu được hàng tỷ đồng/năm, điển hình như các Hội Nông dân: huyện Vĩnh Bảo, An Dương và Kiến Thụy.

Mô hình trồng cúc dược liệu ở huyện Vĩnh Bảo. (Ảnh minh họa: Duy Thịnh).

Bên cạnh đó, hàng năm các cấp Hội Nông dân thành phố đã chủ động phối hợp lồng ghép với Ngân hàng tổ chức tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ Hội các cấp và Ban quản lý Tổ vay vốn. Phối hợp với các đơn vị dạy nghề, các cơ quan khuyến nông, khuyến ngư hướng dẫn kỹ thuật trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hội viên vay vốn. Qua đó, các hội viên nông dân đã áp dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh, góp phần sử dụng đồng vốn đúng mục đích, làm tăng thu nhập đem lại hiệu quả kinh tế cao, trả lãi và trả gốc đúng kỳ hạn.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị định số 55 và Nghị định số 116 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn còn một số hạn chế, như quy trình, thủ tục trong việc tiếp cận đến nguồn vốn vay cho hội viên nông dân còn chưa được coi trọng, trong khi nhu cầu tiếp cận nguồn vốn và mở rộng thị trường cũng như các loại hình sản phẩm của ngành ngân hàng và người nông dân đều rất lớn. Các khoản vay không đảm bảo tài sản qua tổ chức Hội có mức vay thấp chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nên các hộ có nhu cầu vay với số lượng lớn đều đến giao dịch vay vốn trực tiếp với Ngân hàng.

Triển khai sâu rộng chương trình tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn

Phát biểu tại Hội nghị, ông Ngô Xuân Thắng, Trưởng Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đánh giá cao những kết quả mà Hải Phòng đã đạt được trong 5 năm qua, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đã dược các cấp Hội Nông dân và Ngân hàng chủ động phối hợp, tổ chức có kế hoạch, đạt được chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, theo ông Thắng, đối tượng hấp thụ nguồn vốn này còn hạn chế, chủ yếu thông qua các hình thức vay hộ gia đình, hay các đơn vị sản xuất nông nghiệp, các trang trại, gia trại. Nguồn vốn thực hiện tín chấp thông qua Tổ vay vốn vẫn còn hạn chế, đại bộ phận Hội viên nông dân sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nhỏ lẻ chưa được tiếp cận hoặc chưa nắm được chủ trương của Chính phủ.

Đại diện lãnh đạo Trung ương Hội đề nghị thời gian tới, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng cần đẩy mạnh công tác phối hợp với các cấp Hội Nông dân thành phố để triển khai sâu rộng chương trình tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; mở rộng dư địa và đối tượng vay. Đặc biệt là đối với các đối tượng sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn nông thôn còn đang thiếu vốn. Ưu tiên nguồn vốn dành cho đối tượng tín chấp vì đây là đối tượng cần vốn, có lao động, có kiến thức nhưng không có tài sản đảm bảo để góp phần đẩy lùi tiến tới xóa bỏ tình trạng tín dụng đen, họ góp… trên địa bàn nông thôn. Đồng thời, hỗ trợ các cấp Hội Nông dân trong một số phong trào như: phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu bền vững; xây dựng các mô hình kinh tế tập thể; phong trào nông dân với sáng tạo khoa học kỹ thuật, nông dân khởi nghiệp… đây cũng là những đối tượng thuộc nhóm khách hàng tiềm năng của ngành ngân hàng trong dịch vụ tín dụng, Trưởng Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhấn mạnh.

Hội Nông dân thành phố và một số Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố đã ký kết chương trình phối hợp.

Tại Hội nghị, Hội Nông dân thành phố và một số Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố đã ký kết chương trình phối hợp thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố trong giai đoạn 2021-2025. Theo đó, hàng năm triển khai hỗ trợ 5-8 dự án phát triển kinh tế hộ gia đình với mức vay đạt 50% số vốn triển khai dự án; tăng trưởng dư nợ thông qua Tổ tiết kiệm vay vốn thuộc tổ chức Hội Nông dân thành phố đạt 15% so với cuối kỳ năm trước; gắn công tác cho vay với triển khai xây dựng mô hình kinh tế, mô hình hợp tác trong nông nghiệp.

Minh Hảo

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Giá vàng có thể tăng hơn nữa trong năm 2025

Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…

12/01/2025

Dự kiến bộ máy Chính phủ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục

Sau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng…

11/01/2025

Bổ sung phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Bộ trưởng Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, trong đó thành lập Bộ…

11/01/2025

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng: Khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ y tế

Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…

10/01/2025

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More