Pháp luật

Tiếp tục cảnh báo doanh nghiệp lừa đảo tại Hà Lan!

Thương vụ tại Hà Lan nhận được đề nghị của 1 doanh nghiệp Việt Nam nhờ kiểm tra một doanh nghiệp Hà Lan trong giao dịch nhập khẩu gỗ có tên là R.Van Ree Beheer B.V.

Công ty này có địa chỉ tại Corneillelaan 2, 1181 LG Amstelveen, Netherlands; điện thoại di động sử dụng whatsap +31644727115 và số cố định +31-20-8946374 (như ghi trên email giao dịch) website https://rvrbbv.com và số cố định +31-20-2623927 (như ghi trên website). Khi truy cập website thấy quảng bá bán nhiều loại nông sản và gỗ, trông rất bắt mắt.

Diễn biến vụ việc: Đối tác Hà Lan yêu cầu công ty Việt Nam đặt cọc 50% tiền hàng, sau đó lại yêu cầu thanh toán chuyển tiền tiếp 50% còn lại trị giá hợp đồng; rồi tiếp tục yêu cầu phải thanh toán 5 nghìn USD do hàng bị giữ tại cảng. Công ty Việt Nam do đã thanh toán đủ 100% tiền hàng nên không đồng ý chuyển tiền thêm nữa và viết thư đề nghị Thương vụ giúp kiểm tra.

Thương vụ đã triển khai một số bước như nêu dưới đây để kiểm tra tính xác thực cũng như thực chất của giao dịch này như sau:

1/ Kiểm tra tư cách pháp nhân của Công ty R.Van Ree Beheer B.V tại cơ sở dữ liệu đăng ký thành lập doanh nghiệp của phòng Thương mại Hà lan www.kvk.nl thì cho thấy, đây là một công ty có tư cách pháp nhân được thành lập 1991, của 1 người, lĩnh vực kinh doanh là đầu tư tài chính, có địa chỉ tại Corneillelaan 2, 1181 LG Amstelveen. Lĩnh vực hoạt động theo đăng ký kinh doanh là đầu tư tài chính. Ngay trong chiều ngày 26/10/2020, Thương vụ cũng đã đến tại địa chỉ đó và chụp ảnh và cho thấy đây là nhà riêng (công ty 1 người thường làm việc ngay tại nhà). Như vậy không có liên quan gì đến xuất nhập khẩu rất nhiều loại thực phẩm và gỗ (như trong website). Có thể ai đó dùng tên một công ty có thật để lừa đảo.

2/ Thương vụ cũng đã gọi điện thoại nhiều lần vào số di động mà hay whatsaps mà đối tượng giao dịch với công ty Việt Nam là số +31644727115 và số cố định +31-20-8946374 (như ghi trên email giao dịch) và số cố định trên website: https://rvrbbv.com +31-20-2623927 thì đều không có tín hiệu.

3/ Cảm quan đánh giá các chứng từ mà công ty Việt Nam gửi cho Thương vụ được nhận định đều là chứng từ giả.

4/ Thông thường công ty thành lập tại Hà Lan phải đăng ký tài khoản ngân hàng tại ngân hàng tại Hà lan, trong khi đó đối tượng giao dịch với công ty Việt Nam lại yêu cầu phía VN thanh toán vào tài khoản tại ngân hàng ở Thụy Điển.

Do vậy, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan tiếp tục lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức cảnh giác trong giao dịch với những công ty mới quen biết, lấy địa chỉ trên Internet, có trường hợp lấy từ mạng Alibaba; hoặc chưa có giao dịch làm ăn với nhau; trước khi tiến hành các cam kết làm ăn với hoặc chuyển tiền trả trước cho các doanh nghiệp dạng này, công ty Việt Nam nên tiến hành một số bước kiểm tra đơn giản như nêu dưới đây để xác thực sơ bộ về công ty/đối tác nước ngoài; sau đó có thể tiếp tục liên hệ với Thương vụ để tham vấn cũng như tìm hiểu về sự tồn tại và tính hợp pháp của đối tác Hà Lan cũng như rủi ro có thể xảy ra.

Trước đó, ngày 30/10/2020, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan lại tiếp nhận được yêu cầu của 1 doanh nghiệp Việt Nam nhờ kiểm tra 2 công ty Hà Lan.

1/ Tên công ty: WCS Trading BV

Adres: Hoogeveenenweg 100,

2913Lv Nieuwerkerk Ad Ijssel,

Gouda, Netherlands.

Vestigingsnr: 000043563740

KVK-nummer: 75706555

Tel: +31 (18) 279-6525

Fax: +31 (18) 279-6526

Email@: danny.vliet@wcstradingbv.nl

Webmail@: info@wcstradingbv.nl

Website: www.wcstradingbv.nl

2/ Tên công ty: A BAR-PEREG

Address: Nova Zemblastraat 00145, 1013JR Amsterdam

REG Nº: KDB 000037525

VAT Nº: NL 001610410B26

Phone: +31 6 35250585

Qua kiểm tra tư cách pháp nhân và kiểm tra số điện thoại thì cũng tương tự như trường hợp mà Thương vụ đã cảnh báo ngày 26/10/2020,

Công ty WCS Trading BV mới thành lập cuối năm 2019, do 1 người làm chủ và website mà đối tượng lừa công ty Việt Nam thì rất hoành tráng www.wcstradingbv.nl, kinh doanh đa dạng nhiều loại thực phẩm, số điện thoại ghi trên đó đều không liên lạc được. Thương vụ này, Công ty Việt Nam cần hỏi mua chân gà và đã đặt cọc 5 nghìn euro và sau đó không liên lạc được; ngân hàng nước ngoài mà công ty Việt Nam chuyển tiền là ngân hàng ở Bỉ (chứ không phải ở Hà Lan).

Công ty A BAR-PEREG là 1 công ty có thật, nhưng kinh doanh văn hóa phẩm và không liên quan đến thực phẩm.

Như vậy, có thể đối tượng lợi dụng tên công ty có thật để lừa lấy tiền đặt cọc nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam.

MỘT SỐ THAO TÁC KIỂM TRA SƠ BỘ:

Tra cứu địa chỉ công ty/đối tác nước ngoài trên google xem hình ảnh google map có văn phòng, biển hiệu công ty hay không;

Số điện thoại liên hệ có số cố định không hay chỉ có số di động. Nếu có số cố định nên gọi điện thoại kiểm tra vài lần xem có người trực điện thoại hoặc trả lời các câu hỏi của công ty Việt Nam.

Địa chỉ email giao dịch có sử dụng tên miền đăng ký hay chỉ là địa chỉ miễn phí như: yahoo, hotmail, gmail v.v.

Công ty được thành lập ở quốc gia nào thì thường phải mở tài khoản giao dịch ở nước đó, trường hợp công ty ở Hà Lan mà ngân hàng thanh toán lại ở một nước khác thì phải đặt dấu hỏi ngay.

Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan

Tin khác

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama ‘Chiến dịch Điện Biên Phủ’

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định…

18/05/2024

Toàn văn Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành…

18/05/2024

Phòng An ninh kinh tế Công an thành phố: Nỗ lực đảm bảo ANTT, ATGT khu vực Ga Hải Phòng

Ga Hải Phòng là nhàga loại I của ngành đường sắt Việt Nam, là đầu…

18/05/2024

Bộ Y tế nói gì về đề xuất thí điểm thuốc lá nung nóng của Bộ Công Thương?

Tất cả các sản phẩm thuốc lá đều gây hại đối với sức khỏe. Việc…

18/05/2024

Chương trình Famtrip và Tọa đàm hỗ trợ phát triển Du lịch học đường

Ngày 17/5, tại KCN sinh thái Nam Cầu Kiền (huyện Thuỷ Nguyên), Sở Du lịch…

17/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More