Tuy nhiên, khi cung cấp các hình ảnh liên quan đến các vi phạm về TTATGT cho lực lượng CSGT để làm căn cứ xử lý vi phạm, người dân cần biết các quy định tại Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 09/5/2020 của Bộ Công an như sau:
Tổ chức, cá nhân khi ghi nhận được thông tin, hình ảnh, thì có thể cung cấp cho đơn vị CSGT nơi xảy ra vụ việc thông qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc trực tiếp đến trụ sở đơn vị để cung cấp. Tổ chức, cá nhân khi cung cấp thông tin phải có tên, họ tên, địa chỉ rõ ràng, số điện thoại liên hệ (nếu có) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, hình ảnh đã cung cấp.
Đơn vị tiếp nhận thông tin, hình ảnh từ các tổ chức, cá nhân bao gồm: Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ – Cục Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông – trật tự Công an cấp quận, (huyện) có trách nhiệm thông báo địa điểm, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin, hình ảnh để nhân dân biết cung cấp, đồng thời đảm bảo bí mật, họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ và bút tích và thông tin khác của tổ chức cá nhân đã cung cấp thông tin, hình ảnh.
Thông tin, hình ảnh làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì CSGT tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, kiểm soát, phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định.
Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát hoặc hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc thì CSGT tiến hành xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, gửi thông báo mời chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông đến cơ quan Công an để làm rõ vụ việc thì người có thầm quyền xử phạt tiếp tục gửi thông báo đến Công an cấp xã để phối hợp xử lý. Trong quá trình xác minh, nếu xác định thông tin, hình ảnh có dấu hiệu làm giả, thì CSGT sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc cung cấp các hình ảnh, clip phản ánh vi phạm về TTATGT của người dân cho các cơ quan chức năng làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm TTATGT sẽ góp phần tích cực trong công tác bảo đảm TTATGT, tuy nhiên, nếu không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hoặc làm giả thì chính người cung cấp thông tin lại trở thành người vi phạm pháp luật. Do đó, mỗi người dân hãy nâng cao ý thức trong chấp hành các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT nói riêng.
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…
Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…
Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…
Ngày 17/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1000 đối tác, doanh nghiệp, khách…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More