Phát bệnh vì dùng quá nhiều
Thời gian gần đây, bà Trần Thị Dung, 60 tuổi, ở phố Bạch Đằng, phường Hạ Lý (quận Hồng Bàng) bị phù mặt và mọc ria mép. Bà Dung lên bệnh viện ở Hà Nội khám, bác sĩ kết luận, bà bị viêm thượng thận. Tìm hiểu về lý do gây bệnh, các bác sĩ đã thông tin cho bà nguyên nhân do uống nhiều loại thực phẩm chức năng trong thời gian dài. Bà Dung cho biết, để phòng, chống bệnh, bà hay lên mạng, tìm và đặt mua các loại thực phẩm chức năng nhằm tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, thải độc tố…
Không riêng gì bà Dung, nhiều người lên mạng tìm hiểu, nghe quảng cáo và mua các loại thực phẩm chức năng để chăm sóc sức khỏe, nhất là làm đẹp. Nhu cầu sử dụng tăng cao, dẫn đến thị trường kinh doanh thực phẩm chức năng phát triển mạnh mẽ thời gian qua, nhất là bán hàng trên các trang mạng xã hội. Nếu vài năm trước, người dân thường mua thực phẩm chức năng qua hàng xách tay từ nước ngoài, nay có thể dễ dàng mua bán trên mạng xã hội và có nhiều loại thực phẩm chức năng để lựa chọn. Nhiều người quảng cáo nói quá về công dụng, khiến người mua lầm tưởng thực phẩm chức năng là thuốc và có tác dụng thay thế thuốc. Đây cũng là cơ hội để một số đối tượng sản xuất thực phẩm chức năng giả, hàng nhái bán ra thị trường. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng về sức khỏe do người dân sử dụng thực phẩm chức năng không bảo đảm chất lượng và sử dụng kết hợp nhiều loại không theo chỉ định của bác sĩ. Người dùng thực phẩm chức năng thường uống theo chỉ dẫn của người bán qua mạng xã hội hoặc tự uống theo hiểu biết của mình.
Không tự ý sử dụng
Thực phẩm chức năng có tác dụng tốt trong chăm sóc sức khỏe khi sử dụng đúng cách, đúng liều, có nguồn gốc rõ ràng và theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ Bùi Văn Hải, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên cho biết, thực phẩm chức năng không phải là thuốc. Việc người dân tự ý dùng thực phẩm chức năng không đúng chỉ định sẽ gây hại cho gan, thận… Do đó, người dân chỉ sử dụng thực phẩm chức năng theo đúng chỉ định và hiểu biết rõ thành phần, công dụng, nguồn gốc rõ ràng.
Về góc độ kiểm soát nguồn gốc, chống hàng giả, hàng nhái thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng cần được các cơ quan quản lý thị trường, ngành Y tế siết chặt hơn. Ông Trần Ly Cơ, chuyên viên tư vấn pháp luật (Hội Đo lường và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hải Phòng) cho rằng, hoạt động kinh doanh online, quảng cáo qua mạng xã hội, tư vấn trực tiếp cho người dùng qua điện thoại, nhắn tin, chuyển qua bưu điện, hoặc qua người vận chuyển… về thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh. Giá các loại thực phẩm này không rẻ, người dân mua bằng… niềm tin, theo giới thiệu người bán. Vì vậy, ông Trần Ly Cơ khuyến cáo, người tiêu dùng chỉ nên mua những loại thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Về phía ngành Y tế, quản lý thị trường khi phát hiện thực phẩm chức năng không bảo đảm an toàn, quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng hoặc gây nhầm lẫn về công dụng sản phẩm, cần xử phạt nghiêm. Còn người dân chỉ sử dụng thực phẩm chức năng theo khuyến cáo của bác sĩ bảo đảm sử dụng đúng liều lượng, vừa tiết kiệm, vừa bảo đảm sức khỏe./.
Bài và Ảnh: Bùi Hương
Từ ngày 6-8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ…
Thực hiện Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một…
Để bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án đầu tư xây dựng…
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay (8/1),…
Từ năm 2025 sẽ có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT gồm:…
Tối 7/1, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam thành phố tổ chức chương…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More