Sau vụ cháy tại Công ty CP bóng đèn và phích nước Rạng Đông (Hà Nội) và nhiều vụ cháy, nổ hóa chất trước đó cho thấy, hậu quả không chỉ thiệt hại về vật vật chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Trong khi đó trên địa bàn TP Hải Phòng nhiều cơ sở kinh doanh hóa chất nằm xen kẽ ngay trong khu dân cư, nhưng việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho hàng hóa khá sơ sài, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ.
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát PCCC (CATP Hải Phòng), hoạt động kinh doanh hóa chất trên địa bàn TP Hải Phòng có nhiều cơ sở kinh doanh tự phát, theo thời vụ, thường xuyên thay đổi địa điểm nên rất khó thống kê được con số chính xác. Tuy nhiên hoạt động này tập trung ở một số tuyến phố trong nội thành, như đường Trần Nguyên Hãn, Hồ Sen, Nguyễn Văn Linh và khu vực xung quanh chợ Sắt. Sản phẩm chủ yếu là hóa chất công nghiệp và hương liệu, phụ gia thực phẩm…
Ghi nhận trên đường Trần Nguyên Hãn và khu vực xung quanh chợ Sắt có rất nhiều cửa hàng bán hóa chất công nghiệp. Phần lớn, hóa chất công nghiệp được chiết sang các thùng nhựa nhỏ để trước cửa hàng bày bán mà không có nhãn mác, cảnh báo nguy cơ cháy nổ, mà chỉ ghi tên hóa chất bằng bút lông trên can nhựa.
Mặc dù đã được cảnh báo không nên buôn bán hóa chất gần nơi dễ phát ra tia lửa điện để tránh nguy cơ cháy nổ, nhưng nhiêu cơ sở vẫn tận dụng mặt bằng bán chung với các tiệm điện, hệ thống điện được đặt gần những can nhựa chứa hóa chất…
Phó Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Thượng tá Lê Nguyên Việt cho biết, mặc dù là một trong những mặt hàng kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên hiện nay, việc buôn bán và tích trữ hóa chất phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng đang diễn ra khá phổ biến.
Quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng của TP Hải Phòng phát hiện có rất nhiều cơ sở, cửa hàng kinh doanh hóa chất, sơn, bột chống mốc, màu thực phẩm, hút ẩm, hương liệu các loại xen lẫn trong khu dân cư, ngay trên những khu phố sầm uất. Đặc biệt, có cả các loại hóa chất công nghiệp, thực phẩm vô cùng nguy hiểm.
Đây chính là mối nguy hiểm tiềm ẩn đáng sợ, trong khi đó, hầu hết phương tiện chữa cháy tại chỗ ở những nơi này trang bị dường như chỉ để đối phó với cơ quan chức năng.
Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã tuyên truyền, cảnh báo cho các cơ sở kinh doanh những nguyên liệu tưởng chừng như “vô hại” lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến vậy. Đó là chưa kể việc tích trữ hóa chất, chất dễ cháy trong những cơ sở sản xuất, kinh doanh dẫn tới nguy cơ gây cháy, nổ cao.
Bởi hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo. Trong đó, dễ cháy nổ là những loại hóa chất có thể hoặc tự phân giải gây cháy nổ, hoặc phản ứng với các chất khác gây cháy nổ trong điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ, áp suất…
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển hóa chất nếu không thực hiện nghiêm quy trình an toàn sẽ dễ xảy ra các sự cố như cháy nổ, rò rỉ, phát tán những hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho con người cũng như thiệt hại về tài sản, gây hại cho động thực vật, môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến an toàn xã hội.
Dẫn chứng là vào năm 2015, khi tàu Contship Ace (quốc tịch Cyprus) có 20 container chứa 480 tấn phốt pho, đang bốc hàng tại cảng Nam Hải, thì 1 container bất ngờ bốc cháy. Để dập dám cháy, bảo vệ an toàn con tàu và số lượng hàng hoá trị giá hàng ngàn tỷ đồng, và quan trọng là đã tránh được thảm họa cho cả TP Hải Phòng, hơn 50 CBCS Cảnh sát PCCC bị nhiễm khói, khí, sản phẩm cháy độc hại đã phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, điều trị, theo dõi sức khỏe…
Trước đó tàu RBD BOREA (quốc tịch Cyprus) chở gần 1.000 container cùng nhiều hàng hóa khác, đến phao số 0 thì phát hỏa trong 1 container phốt pho. Rất may Cảnh sát PCCC và CNCH đã kịp thời có mặt khống chế đám cháy, bảo vệ an toàn cho thủy thủ đoàn gồm 15 người nước ngoài.
Theo Thượng tá Lê Nguyên Việt, để chủ động phòng chống cháy, nổ do hóa chất, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (CATP Hải Phòng) khuyến cáo các cơ sở kinh doanh, buôn bán hóa chất cần trang bị các phương tiện chữa cháy ban đầu như: cát, bình bột chữa cháy…và phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy của hóa chất để chữa cháy hiệu quả.
Trong khu vực chứa hóa chất, cần phân loại và xếp riêng biệt các loại hóa chất dễ cháy, nổ, hóa chất kỵ nước và phải có cảnh báo rõ ràng. Các loại hóa chất dễ cháy phải để cách xa với nguồn nhiệt, nguồn điện tối thiểu 0,5m hoặc phải được cách ly bằng vật liệu không cháy.
Đối với những người làm việc tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm, Thượng tá Lê Nguyên Việt lưu ý phải được đào tạo và được cấp thẻ an toàn lao động và phải được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và thường xuyên thực hành xử lý các tình huống cháy, nổ có thể xảy ra theo các phương án đã được xây dựng…
V. Huy
Dự kiến, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Hải Phòng thưởng Tết Nguyên…
Công an huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) vừa bắt giữ 1 đối tượng cướp…
Sáng 24/12, Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng long trọng tổ chức lễ kỷ…
Chiều 24/12, quận Lê Chân tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết…
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu (gọi tắt là Cảng Hoàng Diệu) thông báo…
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More