Năm 2024, thành phố đã giải quyết chế độ chính sách đối với 3.128 trường hợp người có công; tiếp nhận, thẩm định để thực hiện chính sách và phục vụ công tác quản lý đối với 14.158 trường hợp; xác nhận, công nhận người có công, quyết định cho hưởng chế độ đối với 140 trường hợp. Thẩm định danh sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công và thân nhân liệt sĩ theo đề nghị của 13/14 quận huyện đối với 585 trường hợp.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội, trợ giúp xã hội, giảm nghèo bền vững được quan tâm chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.
2.700 lượt người thuộc hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí với kinh phí hơn 2,6 tỷ đồng; hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế hơn 1.600 đối tượng với hơn 24 tỷ đồng theo Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND, ngày 20/7/2022 của HĐND thành phố; hỗ trợ thêm mức đóng bảo hiểm xã hội cho hơn 40.500 người với hơn 8,8 tỷ đồng theo Nghị quyết số 12/2022/NQ-HĐND, ngày 09/12/2022 của HĐND thành phố. 100% hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện (khoảng 2.032 hộ nghèo với tổng kinh phí 1,4 tỷ đồng).
Hải Phòng là một trong các tỉnh, thành phố nâng mức trợ giúp cao hơn mức quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia trên địa bàn thành phố, trước 01 năm so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI đề ra. Chương trình cho vay đối với những trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ đã được triển khai tích cực, hiệu quả.
Năm 2024, các chương trình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em được thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện; triển khai xây dựng Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2025 – 2030. Các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được triển khai hiệu quả; tổ chức thành công truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới . Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Thành phố ưu tiên nguồn lực triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực hệ thống y tế công lập thành phố Hải Phòng đến năm 2030”. Hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình: Nhà điều trị bệnh nhân 7 tầng tại Bệnh viện Kiến An; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hải Phòng và Xây mới, nâng cấp các Trạm Y tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Phát triển các kỹ thuật y tế chuyên sâu, đưa các kỹ thuật lâm sàng đã thực hiện trở thành thường quy. Chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh; chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch ứng phó hiệu quả trước các diễn biến của dịch bệnh mới nổi, tái nổi trên địa bàn thành phố. Tình trạng dinh dưỡng của nhân dân được bảo đảm, cải thiện rõ rệt, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và hạn chế các vấn đề sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực, trí tuệ của người Việt Nam./.
Theo Cục Cảnh sát giao thông, sẽ sớm có quy định hướng dẫn chi trả…
Năm 2024 là năm đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ của TP Hải Phòng…
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giáo viên các trường công lập tại thành phố…
Chiều 3/1, theo thông tin của Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình thành…
Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy…
Theo quy định của thông tư về dạy thêm, học thêm mới, tổ chức, cá…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More