Thương hiệu ‘Nhựa Tiền Phong’ từng bước vươn ra thị trường thế giới

Nhựa Tiền Phong là doanh nghiệp ống nhựa lớn nhất miền Bắc và là một trong hai doanh nghiệp hàng đầu của ngành với tỷ lệ chiếm gần 60% thị phần miền Bắc và khoảng 37% thị phần cả nước.

Với mục tiêu đưa thương hiệu Nhựa Tiền Phong đến năm 2020 trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm ống nhựa tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã đưa ra những định hướng chiến lược phát triển bền vững cho từng giai đoạn từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn nhằm gia tăng chuỗi giá trị liên kết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Dây chuyền sản xuất ống HDPE 2000mm của Nhựa Tiền Phong. (Nguồn: vneconomy.vn).

Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Đặng Quốc Dũng chia sẻ ngành sản xuất các sản phẩm nhựa là ngành có tính cạnh tranh cao. Với giá trị cốt lõi xuyên suốt, Nhựa Tiền phong thực hiện theo phương châm “chữ tín đi đầu” trong mọi hành động.

Theo ông Đặng Quốc Dũng, từ năm 2019, công ty đã quyết định đầu tư trang bị những máy móc thiết bị hiện đại của các nước công nghiệp tiên tiến, phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Các dây chuyền máy móc hiện đại trị giá hàng triệu USD được đầu tư như: dây chuyền Comar, Unicor…

Một số sản phẩm mới, sản phẩm nhựa kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành xây dựng đã được nghiên cứu, sản xuất thành công tại Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong; trong đó có ống m.PVC với khả năng chịu va đập vượt trội, ống gân sóng HDPE 2 lớp, ống PP 2 lớp, ống gân xoắn, hố ga nhựa, van cầu kiểu mới, phụ kiện hàn điện trở HDPE…

Hiện công ty có 3 trung tâm sản xuất tại Hải Phòng, Nghệ An, Bình Dương với tổng năng lực sản xuất khoảng 120.000 tấn/năm.

Dự kiến trong 2 năm công suất của Nhựa Tiền Phong có thể tăng thêm 30% khi các kế hoạch mở rộng nhà máy được hoàn thiện.

Để doanh nghiệp có thị trường ổn định và phát triển, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã xây dựng các giải pháp để phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.

Với 5 trung tâm phân phối, 300 đại lý và 15.000 điểm bán hàng, mạng lưới tiêu thụ của công ty ngày một hoàn thiện và mở rộng.

Nhựa Tiền Phong là doanh nghiệp ống nhựa lớn nhất miền Bắc và là một trong hai doanh nghiệp hàng đầu của ngành với tỷ lệ chiếm gần 60% thị phần miền Bắc và khoảng 37% thị phần cả nước.

Thương hiệu “Nhựa Tiền Phong” cũng từng bước vươn ra thị trường thế giới. Thông qua việc hợp tác với hãng IPLEX (hãng sản xuất ống nhựa hàng đầu tại NewZealand), sản phẩm Nhựa Tiền Phong đã được xuất khẩu sang thị trường NewZealand.

Nhựa Tiền phong hiện đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại 5 nước, gồm: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar. Bước đi này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao giá trị thương hiệu “Nhựa Tiền Phong” trong xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ.

Trách nhiệm xã hội của một thương hiệu vàng

Công nhân hăng say làm việc. (Nguồn: nhuatienphong.vn).

Trong 10 năm qua, công ty đã nộp ngân sách nhà nước hơn 2.660 tỷ đồng; đảm bảo việc làm cho trên 1.300 lao động; đời sống, thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước.

Nhựa Tiền phong luôn khẳng định được vị thế của mình là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố Hải Phòng. Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong còn lọt vào “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam“; “Top 10 thương hiệu vàng Việt Nam 2019“; doanh nghiệp rồng vàng-thương hiệu mạnh Việt Nam 2019; giải thưởng chất lượng quốc gia 2019…

Trong định hướng phát triển lâu dài, Nhựa Tiền Phong đặt ra mục tiêu tăng trưởng 10-15% mỗi năm và luôn gắn liền với tôn chỉ “Chất lượng là trên hết, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng“.

Bà Cao Thị Phượng, Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ thành phố Hải Phòng, cho rằng không chỉ quan tâm tới sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong còn thể hiện trách nhiệm trong hoạt động xã hội. Đặc biệt, chương trình cầu nối yêu thương triển khai từ năm 2017, đến nay đã xây được 40 cây cầu trên các địa bàn vùng sâu, vùng xa nơi người dân gặp nhiều khó khăn về đi lại, tạo điều kiện cho các em nhỏ được đến trường. Việc làm này đến nay đã kết nối nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia./.

Đoàn Minh Huệ (TTXVN/Vietnam+)

Nguồn tin: VietnamPlus

Tin khác

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…

25/11/2024

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện quyết tâm sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…

25/11/2024

Tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với lứa tuổi học sinh

Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…

25/11/2024

Hải Phòng có tân Cục trưởng Cục Hải quan thành phố

Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…

25/11/2024

Thí sinh Hải Phòng trở thành Á vương 1 của Nam vương Thế giới – Mr World 2024

Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…

24/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More